PDA

Xem chế độ đầy đủ : Phòng bệnh dịch hạch vào mùa hè



vinhnn.liberty
09-30-2015, 02:47 AM
Dịch hạch là bệnh có tính lây lan nhanh, có thể hình thành dịch, nguy cơ tử vong cao lây truyền chủ yếu từ động vật gặm nhấm như chuột, thỏ sang người thông qua bọ chét.
Đường lây của bệnh:
- Bọ chét hút máu động vật mang bệnh (chuột, thỏ, nhím…) rồi cắn người.
- Người bị truyền trực tiếp vi khuẩn từ động vật nhiễm bệnh qua da trầy xước hoặc bị động vật mang bệnh cào, cắn.
- Người hít trực tiếp vi khuẩn từ không khí.

http://i.imgur.com/YtGlH13.jpg

Có 4 thể dịch hạch: Thể hạch, thể phổi, thể màng não, thể nhiễm trùng huyết. Hay gặp nhất là thể hạch (chiếm 94-98% tại Việt Nam trước đây):
* Thể hạch:
Các triệu chứng:
- Rét run, sốt cao trên 38 độ C.
- Nổi hạch ở bẹn, nách, cổ.
Nếu không được điều trị, dịch hạch thể hạch sẽ diễn chuyển thành các thể còn lại nặng hơn dưới đây:
* Thể phổi - thể đáng sợ nhất:
Bệnh thể này tiến triển nhanh và nguy cơ lây lan cao. Bệnh nhân có các triệu chứng:
- Sốt cao, rét run, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, bứt rứt.
- Khoảng 24 giờ sau bệnh nhân sẽ thấy đau tức ngực, khó thở, thở nhanh nông.
- Ho có đờm nhầy và loãng, sau đặc dần, có máu hoặc có nước bọt.
* Thể nhiễm trùng huyết:
Số bệnh nhân mắc thể bệnh này cao, chỉ đứng sau thể hạch. Bệnh nhân có các triệu chứng:
- Sốt cao 40-41 độ C, rét run, đau đầu dữ dội, tiêu chảy và nôn mửa nhiều lần.
- Bệnh nhân hốt hoảng, vật vã, kích động, nói sảng, thở nhanh nông…
* Dịch hạch thể màng não:
Các trường hợp mắc thể này ít gặp, thường xuất hiện kèm sau thể hạch, thể nhiễm trùng huyết.

Cách phòng, chống dịch hạch
- Vệ sinh môi trường, cải thiện nhà cửa, kho bãi nơi làm việc, cất giữ lương thực cho người, gia súc kín đáo, để chuột và các loài gặm nhấm không có nguồn thực phẩm và môi trường thuận lợi để sống, sinh sôi.
- Đeo găng tay khi xử lý động vật chết để tránh tiếp xúc da với vi khuẩn dịch hạch (nếu có).
- Dùng thuốc chống, diệt côn trùng nếu nghĩ mình có thể đã tiếp xúc với bọ chét qua các hoạt động như cắm trại, trú ẩn hay làm việc ngoài trời. Những sản phẩm chứa DEET thoa lên da, quần áo, các sản phẩm chứa permethrin chỉ bôi ngoài trang phục (theo hướng dẫn sử dụng ngoài nhãn).
- Tránh cho các vật nuôi khỏi bọ chét bằng cách dùng thuốc diệt bọ chét. Chó, mèo... thả rông có nhiều khả năng tiếp xúc với chuột bị dịch hạch hay bọ chét và có thể mang bệnh về nhà. Nếu vật nuôi bị ốm, nên đưa đến bác sĩ thú y ngay. Ngoài ra, không cho chó, mèo hoang vào nhà, nhất là ngủ trên giường.
- Diệt chuột, bọ chét (đặt bẫy, phun thuốc, nuôi mèo, rắn, chim để bắt chuột...).
- Khám và thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có biểu hiện bệnh.

Điều Trị Bệnh Dịch Hạch
Các biện pháp xử lý sớm
Phải dùng kháng sinh sớm
Cách ly bệnh nhân ở trạm xá phường xã
Nên tổ chức điều trị tại chỗ, nếu xét cần phải chuyển sớm
Điều trị sớm khi nghi ngờ, thể thông thường giảm tỷ lệ tử vong 40 %, thể phổi giảm 5-10%
Phác đồ điều trị
Thể nhẹ: Dùng một kháng sinh uống 7 ngày liên tục Tetracycllin hoặc Chloramphenicol 40mg /kg /ngày hoặc cotrimoxazol 480 mg X 4 viên /ngày.
Thể trung bình: Kháng sinh Streptomycine 50mg /kg/ngày tiêm bắp tetracyclline uống 50mg /kg /ngày hoặc chloramphenicol 7-10 ngày liên tục, trợ sức, truyền dịch nếu cần
Thể nặng
Kháng sinh dùng phối hợp 3 kháng sinh với liều như trên, khi bệnh giảm 2 thứ kháng sinh sau có thể dùng đường uống .
Corticoide: Depersolone 30 -60 mg
Biện pháp hồi sức: Truyền dịch, thở Oxy, trợ sức, nâng cao thể trạng, trợ tim mạch.
Thuốc an thần hạ nhiệt độ.
Chăm sóc bệnh nhân: vệ sinh răng miệng, thân thể...
Tóm lại, phòng bệnh hơn chữa bệnh, dịch hạch chỉ có thể điều trị khi được cấp cứu kịp thời. Chính vì vậy công tác phòng chống bệnh luôn luôn được đưa lên hàng đầu, đảm bảo môi trường sạch sẽ thì sẽ không xuất hiện dịch hạch.