PDA

Xem chế độ đầy đủ : Tác dụng phụ của việc tiêm vaccine cho cún



admin
10-13-2015, 10:11 AM
Tiêm chủng là biện pháp phòng ngừa bệnh phổ biến nhất trong lịch sử. Đó là một cách an toàn và hiệu quả để bảo vệ vật nuôi và con người khỏi các bệnh nghiêm trọng. Việc thú cưng gặp phải một số tác dụng phụ nhẹ sau khi tiêm phòng là phổ biến.

Thông thường các triệu chứng nhẹ bắt đầu trong vòng vài giờ sau tiêm chủng và thường không kéo dài hơn một vài ngày.

Đây là một phản ứng bình thường của hệ thống miễn dịch trong quá trình phát triển kháng thể của thú cưng.Tuy nhiên, một số tác dụng phụ hiếm gặp và nghiêm trọng có thể xảy ra.

Thú cưng của bạn có thể phải đối mặt với các phản ứng nghiêm trọng hơn đối với vắc xin trong vòng vài phút hoặc giờ sau khi tiêm vắc-xin.

Nếu thú cưng của bạn trải qua các triệu chứng hiếm gặp này, bạn nên liên hệ với bác sĩ thú y ngay lập tức bởi vì thú cưng của bạn có thể cần đến điều trị y tế.

Nguyên nhân gây ra các phản ứng phụ


https://www.petfinder.com/wp-content/uploads/2012/11/91107346-pet-vaccinations-632x475.jpg

Để tạo ra vắc-xin, virus tự nhiên được biến đổi trong phòng thí nghiệm. Trong khi virus tự nhiên sẽ kích hoạt phản ứng của hệ miễn dịch mạnh, virus trong phòng thí nghiệm (do đã được biến đổi để điều chế vắc xin) không kích hoạt được nhiều phản ứng của hệ thống miễn dịch của động vật. T

hay vào đó, nó có thể gây ra các bệnh mãn tính. Vắc-xin chứa một số chất độc hại, bao gồm virus, vi khuẩn đã bị đột biến, kích thích miễn dịch, protein lạ, và hóa chất bảo quản. Tất cả những độc tố này được tiêm trực tiếp vào máu và bạch huyết, bỏ qua những lớp phòng thủ đầu tiên như da, màng nhầy, nước bọt, v..v.

Khi bạn nhìn từ quan điểm này, thật dễ dàng để hiểu các phản ứng phụ sau khi tiêm chủng.Ngoài ra, hệ miễn dịch của mỗi vật nuôi lại có sức mạnh và độ cân bằng khác nhau, vì vậy, không có cách nào để dự đoán thú cưng có gặp nguy hiểm từ việc tiếp xúc virus và nhiều thành phần độc hại trong vắc-xin hay không, trừ khi vật nuôi của bạn đã từng có phản ứng với loại vắc-xin nhất định.

Đó là lý do tại sao các chủ nuôi nên tránh tất cả các loại vắc-xin không cần thiết và không nên tiêm phòng lại.

Danh sách các phản ứng phụ sau khi tiêm phòng


https://encrypted-tbn3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTPNSkqzhx2nZ8MM66viF8cXFLa64EYf C3SvWazRAcz5bPDOqBu


Trong trường hợp, bạn đang tự hỏi các mối nguy hiểm thực sự của việc tiêm phòng là gì, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn “Danh sách các triệu chứng sau khi tiêm phòng” của Tiến sĩ thú y Ronald Schultz. Tiến sĩ Schultz đã tiêm phòng cho hàng ngàn động vật trong nghiên cứu lâm sàng của mình và mặc dù ông ủng hộ vắc xin, ông cho rằng cần có cái nhìn thực tế về mối nguy hiểm vốn có của nó.

Phản ứng thông thường:

Mệt mỏi
Cứng xương


Rụng lông
Chán ăn


Màu da thay đổi ở vết tiêm
Viêm kết mạc


Sốt
Sổ mũi


Loét miệng
Đau nhức



Phản ứng nghiêm trọng hơn


Ức chế miễn dịch
Các u hạt


Thay đổi hành vi
Phát ban


Bệnh bạch biến
Sưng mặt


Giảm cân
Dị ứng mẫn cảm


Giảm lượng sữa (động vật cái)
Bệnh đường hô hấp


Bị què
Viêm da



Phản ứng cực kỳ nghiêm trọng:


Khuẩn tròn bát điệp xâm nhập vào chỗ tiêm phòng
- đây vốn là virus ban đầu, tác nhân gây ung thư
Viêm thận


Sốc phản ứng
Viêm cơ tiêm


Viêm khớp
Viêm não


Viêm đa khớp
Co giật


Bệnh loạn dưỡng xương
Sảy thai


Thiếu máu huyết tán tự miễn
Dị tật


Giảm tiểu cầu miễn dịch
Tử vong


Viêm tuyến giáp
Vô sinh



Không thể phủ nhận vắc-xin có thể gây ra các tác dụng phụ cho vật nuôi nhưng các tác dụng phụ là hiếm gặp và đã được các chuyên gia phát hiện nên cũng có thể phòng tránh hiệu quả.

Mặt khác, vắc-xin có vai trò quan trọng trong việc phòng bệnh cho các vật nuôi, đặc biệt là các bệnh dễ lây lan, bùng phát thành bệnh dịch và các bệnh nghiêm trọng.

Do đó, chủ vật nuôi vẫn nên đưa thú cưng đi tiêm phòng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ thú y.

Để phòng tránh hiệu quả nhất các tác dụng phụ của vắc-xin, chủ vật nuôi cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ thú y trong việc tiêm vắc-xin cho vật nuôi, cụ thể: trước khi tiêm cần cung cấp thông tin đầy đủ về sức khỏe và lịch sử tiêm phòng của vật nuôi; sau khi tiêm xong cần theo dõi các biểu hiện của vật nuôi và báo ngay cho bác sĩ thú y khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.


Theo Hanoipet