PDA

Xem chế độ đầy đủ : Những lưu ý khi bị bệnh tiểu đường



facenco
10-04-2016, 04:16 PM
Chào bạn!

Điều trị bệnh tiểu đường là cả một quá trình gian nan vất vả. Những lưu ý khi bị bệnh tiểu đường là những lưu ý gì? nó có quan trọng trong quá trình phòng và điều trị bệnh không? Nếu bạn hoặc người thân đang bị bệnh tiểu đường thì nên đọc bài viết dưới đây.

Tiểu đường là một bệnh mạn tính, có tác động của yếu tố di truyền, do hậu quả của sự thiếu hụt Insulin (một loại hóc môn do tụy hay còn gọi là lá mía của người tiết ra). Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng tăng đường ở trong máu và các rối loạn chuyển hóa khác.

Từ xa xưa, các thầy thuốc đã ghi nhận sự xuất hiện của bệnh tiểu đường. Đặc biệt, trong vài thập niên gần đây, số người mắc bệnh tiểu đường trên thế giới gia tăng với tốc độ rất nhanh chóng, do vậy hiện nay tiểu đường được xem như là một đại dịch của toàn cầu.

Những lưu ý khi bị bệnh tiểu đường

Về chế độ ăn uống

Lựa chọn các loại thực phẩm

Với bệnh nhân tiểu đường, thực phẩm và các nhóm dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo dinh dưỡng và ổn định đường huyết. Có một số loại thực phẩm rất tốt, có lợi cho đường huyết.
Nhóm tinh bột: Trên thực tế, có một số loại tinh bột nguyên hạt có chứa nhiều chất xơ, Omega 3 – các chất cần thiết để tăng cường vành động mạch, hạn chế huyết áp cao và ổn định đường huyết.
Nhóm rau xanh: Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, bệnh nhân tiểu đường nên bổ sung nhiều loại rau xanh: mướp đắng, cà chua, đậu begal…Tuy nhiên, có một số loại rau và trái cây, người tiểu đường nên hạn chế: khoai tây, củ từ, khoai lang…
Bên cạnh đó, khi chăm sóc bệnh nhân tiểu đường bạn cần chú ý trong việc chế biến thực phẩm. Khi chế biến thức ăn cho người bệnh cần nấu chín, hạn chế các món ăn nhiều dầu mỡ, hạn chế sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn.

Lựa chọn sữa cho người tiểu đường

Là một trong các nhóm thực phẩm cần thiết cho người tiểu đường, sữa có vai trò quan trọng trong việc cung cấp chất dinh dưỡng và ổn định đường huyết.

Khi chăm sóc bệnh nhân tiểu đường, bạn nên chú ý lựa chọn những loại sữa tốt, phù hợp với bệnh nhân. Các loại sữa phù hợp như: sữa bò, sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, …Một điều đáng chú ý, bạn có thể dùng sữa cho người bệnh như bữa ăn chính, không nên dùng sữa và cơm cùng nhau như vậy sẽ phản tác dụng.

Chế độ luyện tập phù hợp

Người bệnh nên sống năng động hơn, không nên ngồi một chỗ suốt ngày. Mỗi ngày nên dành từ 30 - 45 phút để đi bộ. Ngoài ra có thể chơi các môn thể thao khác phù hợp với sức khỏe. Thể thao chính là một phương pháp điều trị không dùng thuốc cho bệnh nhân đái tháo đường.

Chú ý bảo vệ đôi chân

Hầu hết các vết loét chân ở bệnh nhân tiểu đường xuất hiện bởi áp lực của trọng lượng cơ thể lên bàn chân, làm cho vùng da chân bị nứt nẻ… mà người bệnh không hề hay biết. Vì vậy, để vết thương mau lành và tránh gây thêm vết thương mới, cần loại trừ áp lực trên chân. Người bệnh nên dùng nạng hay xe lăn khi di chuyển.

Chú ý khi điều trị insullin

Ngoài việc sử dụng các loại máy được định sẵn liều lượng, thời gian tiêm thuốc vào cơ thể, bệnh nhân có thể tự mình tiêm thuốc qua sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Chú ý khi người cao tuổi bị tiểu đường

Theo các nghiên cứu, có tới 2/3 số bệnh nhân tiểu đường trên 65 tuổi có mắc thêm các bệnh mạn tính, suy giảm trí nhớ hoặc hạn chế vận động nên không có khả năng tự chăm sóc bản thân. Vì vậy rất khó áp dụng các phương pháp điều trị tiểu đường tích cực hoặc phức tạp cho những bệnh nhân này.

Dù bạn hay người thân bị tiểu đường thì cũng nên nắm rõ các thông tin trên để có thể giúp đỡ kịp thời khi phát hiện bị bệnh tiểu đường.

Cảm ơn bạn và mời bạn đón đọc những bài viết tiếp theo của mình!
Nguồn: Facenco