PDA

Xem chế độ đầy đủ : Nắng nóng làm tăng lượng bệnh tay chân miệng



Nguyen Quan
08-15-2014, 06:07 PM
Trong những ngày qua, tình trạng nắng nóng trên 39 độ C tại TP. HCM đã khiến cho tình trạng nhập viện tăng cao, nhất là trẻ em.
Trong những ngày qua, tình trạng nắng nóng trên 39oC tại TP. HCM đã khiến cho tình trạng nhập viện tăng cao, nhất là trẻ em. Các bệnh phổ biến như bệnh dịch tay chân miệng, thương hàn dịch tả đang trở lại. Thời tiết thay đổi làm trẻ em dễ bị nhiễm khuẩn đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp và đường tiêu hóa.
540

Theo thông tin Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, tuần qua số bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm trên địa bàn thành phố tiếp tục tăng lên, đã có 182 ca mắc bệnh tay chân miệng, tăng 23 ca so với tuần trước, số bệnh nhân mắc sởi một tuần qua là 104 ca, tăng 39 ca so với tuần trước...

Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2 theo thống kê của phòng kế hoạch tổng hợp có tới 2.739 trường hợp bệnh nhi nhập viện từ ngày 10 đến ngày 18/3/2014. Các bệnh về viêm phổi, hô hấp khí quản, tiêu chảy cấp và tay chân miệng…

Việc chăm sóc trẻ em trong giai đoạn thời tiết có những thay đổi đột ngột phải rất cẩn thận.
541

Chăm sóc cho trẻ nhỏ:

+ Trong trường học: khi trẻ ở trong phòng lạnh không nên cho ra ngoài đột xuất, tiếp xúc với nhiệt độ nóng, cơ thể sẽ không kịp thích ứng dễ nhiễm bệnh. Vệ sinh chân tay bằng xà bông diệt khuẩn trước khi ăn và tiếp xúc với đồ chơi, dụng cụ trong trường.

+ Tại nhà: không nên ra trời nắng trong những giờ cao điểm, cho trẻ uống nhiều nước. thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và bổ sung các loại hoa quả tươi mát. Phòng ở phải sạch sẽ thoáng mát.

Tránh tiếp xúc với nhiều người, nhất là trẻ nhỏ thường người trong gia đình hôn nựng quá nhiều. Nếu trẻ có những dấu hiệu mệt, sốt nhẹ, biếng ăn, co giật… thì phải kiểm tra ở phòng khám gần nhất. Không nên cho trẻ tiếp tục đến trường để trẻ không tiếp xúc với các vi khuẩn gây bệnh và lây lan sang các bạn khác. Cũng không nên cho trẻ đi bơi trong thời điểm này.

Các bệnh liên quan đến đường hô hấp có thể tự khỏi, nhưng lại khiến trẻ bị thiếu sức đề kháng và suy dinh dưỡng. Trong tình trạng nguy kịch, như trường hợp tay chân miệng có thể gây tử vong cho trẻ. Vì vậy, việc phòng tránh vẫn là phương án tối ưu trong thời điểm này.