Không khí khô hanh vào mùa đông tạo điều kiện cho các bệnh về da phát triển như: viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, khô da...
Vào mùa đông, trời lạnh và không khí hanh khô, da dễ bị mất nước nhiều hơn do lượng tiết mồ hôi giảm, lớp ẩm trên da dễ bị bay đi, chất bã, nhờn tích tụ nhiều hơn. Hơn nữa, khi thời tiết lạnh, nhiều người ngại tắm gội, vệ sinh thân thể nên nguy cơ vi trùng, vi khuẩn tích tụ lại trên da cũng tăng lên. Sự gia tăng vi khuẩn trên da không chỉ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh hô hấp mà cũng tăng khả năng xuất hiện các bệnh ngoài da, đặc biệt là nhiễm trùng va viêm da.
Bên cạnh đó, vào mùa đông, nhiều người có thói quen sưởi ấm, ngồi điều hòa nhiệt độ cao, tắm nước nóng.. nên cũng bị ảnh hưởng đến độ ẩm của da. Tiếp xúc liên tục với nước, không khí ở nhiệt độ cao làm cho lớp nhờn giữ ẩm cho da bị tan biến, kết quả là da không được giữ ẩm đúng cách, dẫn tới khả năng bảo vệ da như một "lớp lá chắn" bên ngoài cơ thể bị suy giảm trầm trọng. Và hậu quả kéo theo là bạn có thể gặp các bệnh về da, từ nhẹ đến trầm trọng.
Các bệnh về da thường gặp trong mùa lạnh
- Viêm da cơ địa: Bệnh này thường bao gồm á sừng và chàm. Bệnh này cũng thường gặp vào mùa đông với biểu hiện là tổn thương khô da chân, mặt, tróc vảy, đỏ. Nhiệt độ lạnh càng làm bệnh trở nặng hơn. Nếu không điều trị hoặc có biện pháp phòng ngừa hiệu quả, bệnh sẽ trở thành mãn tính.
- Viêm da dị ứng: Bệnh viêm da dị ứng hay còn gọi là eczema là một chứng viêm ngứa da. Bệnh thường do hệ miễn dịch của cơ thể và sức đề kháng của da kém gây ra. Vi khuẩn, vi trùng bám trên da là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm khả năng đề kháng, phòng bệnh của da. Viêm da có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khu vực nào, nhưng cổ điển xuất hiện trên cánh tay và phía sau đầu gối. Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm da dị ứng (eczema) bao gồm: Ngứa, có thể nghiêm trọng, đặc biệt là vào ban đêm; Trầy xước trên da; Da dày, nứt hoặc có vảy da... Giữ sạch da là một trong những cách đơn giản nhất để phòng ngừa bệnh này.
Chăm sóc và phòng bệnh cho da vào mùa đông
Bình thường, da khô không gây nguy hại cho sức khỏe và mỗi người có thể tự chăm sóc bản thân để phòng bệnh. Để bảo vệ da trong mùa lạnh, ngăn ngừa da khô dẫn đến hệ lụy kèm theo như viêm da, dị ứng da... bạn nên lưu ý thực hiện các biện pháp sau đây:
- Giữ ấm tay chân: Muốn ngăn chặn bị cước tay chân thì trước hết cần giữ ấm cho mặt, nhất là mũi, tai. Vì đây là nơi gặp lạnh sẽ bị co thắt mạch, sau đó lan ra khiến tay chân tím tái...
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: Ăn nhiều loại rau có mầu vàng đậm như cà rốt, dưa canteloup, cam… có nhiều betacaroten, cần thiết cho da. Giảm thiểu các loại hành, tỏi…có nhiều sulfur kích thích da.
- Giữ vệ sinh cho da: Việc tắm rửa, vệ sinh thân thể hàng ngày là rất cần thiết, kể cả mùa đông vì nó có tác dụng loại bỏ vi khuẩn trên da, tránh tình trạng nhiễm trùng da dẫn đến các bệnh về da trầm trọng hơn. Trong quá trình vệ sinh thân thể (rửa chân tay, tắm...) bạn cần lưu ý tránh dùng nước quá nóng và nên dùng các loại sản phẩm xà phòng, sữa tắm có tác dụng diệt khuẩn và thân thiện với làn da để đạt được mục đích loại bỏ vi khuẩn và bảo vệ da tốt hơn.
- Giữ ẩm cho da: Không chỉ người bị bệnh mà cả người không bị bệnh cũng cần giữ ấm cho da bằng cách không tiếp xúc với nước nóng… mà không sử dụng bao tay. Có thể dùng kem dưỡng ẩm cho da hàng ngày, nhất là những lúc vừa tắm xong. Tuy nhiên, dùng kem giữ ẩm cũng không nên dùng kéo dài, mà phải thay đổi thường xuyên và phải phù hợp với cơ thể.
bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại http://www.ungthuda.net
Theo Tri thức trẻ
Bài viết khác cùng Box :
- Phim Y Tế X-Quang: "Mắt Thần" Bất Khả Thiếu Trong Y Học Hiện...
- Bạn đang băn khoăn lựa chọn máy X-quang cho cơ sở y tế? 🤔
- An toàn bức xạ: Giải đáp thắc mắc thường gặp khi chụp X-quang
- Thoái Hóa Khớp Gối Và Những Kiến Thức Cần Biết
- 5 Kiến Thức Cần Thiết Khi Tiêm Chất Nhờn Gối
- Cách dùng rượu tỏi chữa hen suyễn an toàn, hiệu quả
- Top 3 loại lá cây chữa hen suyễn rất dễ kiếm tìm
- Hướng dẫn cách chữa hen bằng hoa đu đủ đực cực hay
- Điều nên biết về bụi mịn và tác hại nghiêm của bụi min đối với...
- Thứ trưởng Bộ Y tế: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng hơn 10 lần...
- TP.HCM ghi nhận 6 người tử vong liên quan đậu mùa khỉ năm 2023
- Bí Quyết Hiệu Quả Để Cải Thiện Tình Trạng Táo Bón ở Trẻ: Hướng...
- Đắk Lắk: Thêm 2 bệnh nhi mắc viêm não Nhật Bản
- Mắc cúm nên làm gì cho nhanh khỏi?
- Bảo Vệ Sức Khỏe Của Bé: Nhận Diện và Đối Phó Với Triệu Chứng Cúm...
- Chăm sóc sức khỏe cho bà bầu: tiêm phòng cúm và những lợi ích
- Cường Land chuyên bất động sản Phú Mỹ Long Thành
- Giới Thiệu Về Hublot
- Những công dụng của thuốc Telfor 180
- Điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả ngay tại nhà cùng Telfor 60
- Nguyên nhân gây ra hắt xì sổ mũi liên tục và cách chữa trị
- Có nên sử dụng thuốc Telfor 120 điều trị viêm mũi dị ứng?
- Điều trị viêm mũi dị ứng - mề đay bằng thuốc Telfor 180
- Điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả bằng thuốc Telfor
- Sơ nét về thuốc lá mà mẹ bầu cần biết
- Thiếu Canxi Gây Ra Những Bệnh Gì
- Thuốc trị ung thư di căn Herceptin 150mg
- Sự thật về hoa cứt lợn chữa viêm xoang
- Bệnh ngứa da mùa đông, đâu là "thủ phạm" của tình trạng...
- Top 5 Bác Sĩ Hỗ Trợ Điều Trị Viêm Da Cơ Địa Tốt Nhất Nam Định
Tags: