Hợp đồng quyền chọn là một loại sản phẩm của chứng khoán phái sinh. Việc sử dụng loại công cụ tài chính này một cách hợp lý và kết hợp với các chiến lược sẽ đem lại cho nhà đầu tư cơ hội sinh lợi rất cao. Vậy hợp đồng quyền chọn là gì và so sánh quyền chọn mua và quyền chọn bán? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Hợp đồng quyền chọn là gì?
Hợp đồng quyền chọn (hay Option Contract) là một hợp đồng cho phép người mua nắm giữ nó được mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc được bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng hàng hoá cơ sở nhất định tại một mức giá xác định và trong một thời gian nhất định. Các hàng hoá cơ sở này có thể là: cổ phiếu, trái phiếu…

Xem thêm: 📝 Hợp đồng điện tử E-Contract Là Gì? Quy Định Của Pháp Luật Về Hợp Đồng Điện Tử E-Contract

Các nhà đầu tư sử dụng hợp đồng quyền chọn nhằm phòng ngừa các rủi ro xảy ra với vị thế hiện tại của mình, đồng thời cũng có thể thực hiện các giao dịch mua bán đầu cơ. Đây được xem là một công cụ tài chính phái sinh có thể được dựa trên nhiều loại tài sản cơ sở khác nhau trong đó bao gồm cả tiền mã hóa, cổ phiếu hay các chỉ số trong tài chính.

2. Các yếu tố cấu thành một Hợp đồng quyền chọn

  • Loại quyền quyền chọn bán hay quyền chọn mua
  • Kích cỡ (Volume) của lệnh liên quan đến số lượng hợp đồng được giao dịch.
  • Tài sản cơ sở tương tự như hợp đồng kỳ hạn, tài sản cơ sở của hợp đồng quyền chọn có thể là bất kỳ một loại hàng hóa nào, có thể là tài sản, trái phiếu, cổ phiếu, tiền tệ, chỉ số, lãi suất…
  • Ngày đáo hạn (Expiry Date) là thời điểm được xác định trong tương lai theo thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Kỳ hạn quyền chọn là thời gian từ ngày ký kết hợp đồng đến ngày đáo hạn.
  • Giá quyền chọn hay phí quyền chọn (Premium) mỗi nhà đầu tư khi tham gia hợp đồng phải trả phí quyền chọn cho quyền mà mình lựa cho do hợp đồng cấp.
  • Giá thực thi (Strike Price) là mức giá của tài sản cơ sở được ấn định từ trước theo hợp đồng


Xem thêm: Hợp đồng đặt cọc và những quy định hiện hành năm 2022

3. Đặc điểm Hợp đồng quyền chọn
Tài sản cơ sở của hợp đồng quyền chọn có thể là bất kỳ loại hàng hóa nào. Không cần được chuẩn hóa về số lượng, khối lượng, giá trị hay các điều khoản đối với các tài sản cơ sở trong giao dịch này.
Loại chứng khoán phái sinh này được quyền giao dịch trên thị trường OTC và không được niêm yết.
Việc trao đổi và thanh toán tài sản thường không xảy ra vào thời điểm ký kết hợp đồng. Tùy vào kiểu quyền chọn mà hoạt động này sẽ được thực hiện sau đó hay tại thời điểm đáo hạn.
Không cần phải ký quỹ mà thay vào đó phải chịu phí quyền chọn (premium) trong giao dịch các bên tham gia vào hợp đồng. Trong đó, người mua quyền chọn có nghĩa vụ phải trả cho người bán quyền chọn một khoản phí nhất định.
Tại thời điểm đáo hạn, người mua có thể quyết định giữa việc thực hiện quyền (mua hay bán) hoặc không thực hiện quyền chứ không bắt buộc. Nếu bên người mua thực hiện quyền thị người bán phải thực hiện theo các điều khoản theo như hợp đồng đã ký kết. Tức là sẽ bán nếu là hợp đồng quyền chọn mua hay mua nếu đó là quyền chọn bán với mức giá đã thỏa thuận.
Nếu lỗ, người mua Option chỉ lỗ trong phạm vi khoản phí
Ngoài ra, các bên tham gia hợp đồng này có thể đóng vị thế của mình bằng cách tham gia một hợp đồng quyền chọn khác nhưng ở vị thế đối với vị thế trước đó. Hiểu đơn giản, nếu bạn đang sở hữu quyền chọn mua thì bạn có thể đóng vị thế bằng việc bán lại quyền chọn mua đó hay nếu bạn đã bán một quyền chọn mua thì sẽ đóng vị thế bằng cách mua một quyền chọn mua với cùng giá thực hiện, cùng tài sản cơ sở và cùng ngày đáo hạn.

Tìm hiểu thêm thông tin tại địa chỉ: https://econtract.efy.com.vn/


4. Các trường hợp khi mua một Hợp đồng quyền chọn:
Về cơ bản, có 2 trường hợp xảy ra:
Trường hợp 1:
Giá thị trường > giá thực hiện, nhà giao dịch có thể mua tài sản cơ sở ở mức giá rẻ và sau khi cộng cả phí thực hiện quyền chọn và nhận thấy có lợi nhuận, họ có thể chọn quyền thực hiện hợp đồng để kiếm lợi nhuận.

Trường hợp 2:
Giá thị trường < giá thực hiện
, thì hợp đồng được coi là vô dụng và nhà đầu tư không có lý do để thực hiện quyền chọn này. Khi hợp đồng không được thực hiện, người ở vị thế mua chỉ mất phí mua quyền chọn đã phải thanh toán để mua vị thế đó chứ không chịu khoản lỗ lớn như khi thực hiện mua như hợp đồng.
Lưu ý: Dù người mua có thể lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện quyền chọn mua hoặc quyền chọn, nhưng nếu người mua quyết định thực hiện hợp đồng, người ở vị thế bán phải thực hiện vị thế của mình.
Do đó, nếu người mua quyền chọn mua quyết định thực hiện hợp đồng thì người bán có nghĩa vụ phải bán tài sản cơ sở đó. Tương tự như vậy, nếu một nhà đầu tư mua một quyền chọn bán và quyết định sẽ thực hiện nó, thì người bán có nghĩa vụ phải mua tài sản cơ sở từ người đã mua hợp đồng.
Có thể thấy hợp đồng quyền chọn có thể được sử dụng linh hoạt trong các tình huống khác nhau, không chỉ trong đầu cơ mà còn giúp các nhà đầu tư thực hiện chiến lược phòng ngừa rủi ro. Tuy vậy, trước khi sử dụng loại hợp đồng này nhà đầu tư cần nắm rõ được cách thức hoạt động và những đặc điểm của nó.

Bài viết khác cùng Box :