SONHA AUTO tự hào 20 năm lắp đặt cửa trượt tự động và Tư vấn lắp cổng tự động cho biệt thự số 1 Việt Nam. Các Sản phẩm & Dịch vụ khác về cua tu dong:
- Triển khai Sửa chữa cửa tự động chuyên nghiệp
- Update các tính năng mới của Cửa tự động Nhật Bản - NABCO - Thương hiệu số 1 thế giới
- Cam kết chất lượng sản phẩm Cửa tự động Hàn Quốc - SWICO - Thương hiệu số 1 Hàn Quốc

--------------------------------------------------------

TOP FORUM ĐĂNG KÝ FREE


Diễn đàn làm đẹp --- Rao vặt thái nguyên --- Diễn đàn sức khỏe --- Diễn đàn thời trang --- Diễn đàn nội thất --- Diễn đàn vật liệu xây dựng --- Diễn đàn thiết bị xây dựng --- Diễn đàn xây dựng--- Diễn đàn máy móc--- Diễn đàn máy miền bắc


Hiện kết quả từ 1 tới 20 của 20

Chủ đề: Cụ già 80 tuổi, đêm ngồi hè phố, không dám về quê ăn Tết

  1. #1
    Administrator Avatar của admin
    Tham gia ngày
    Jan 2013
    Yahoo : winter3289
    Bài gửi
    1.313
    Thanks
    247
    Thanked 98 Times in 60 Posts

    Cụ già 80 tuổi, đêm ngồi hè phố, không dám về quê ăn Tết

    ID topic : 12235    Ngày gửi : 02-10-2015 09:38 AM 

    Hà Nội những ngày sắp Tết, phố phường bỗng tấp nập, đông vui hơn, những dòng người hối hả, ai nấy như đều gấp rút thu xếp công việc để chuẩn bị về quê sum họp cùng gia đình. Nhưng đâu đó, trên những góc phố, vỉa hè của mảnh đất Hà Thành vẫn còn những mảnh đời éo le đang cần có được sự giúp đỡ của mọi người.


    “Có con cũng như không”

    Đi dọc đường Láng (Hà Nội), đặc biệt là khu gần ngõ 318 đường Láng, khoảng 21h hàng ngày, ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh một bà cụ đang ngồi co ro thu mình trên vỉa hè dưới cái tiết trời lạnh giá kèm theo những cơn mưa bụi đủ làm ướt mặt đường.

    Đi đôi dép mỏng, ngồi co ro bên lề phố Hà Nội, cụ bà 80 tuổi khiến nhiều người cảm thấy xót xa. Lưng cụ đã còng, trên mặt nhiều nếp nhăn, khắc khổ, bàn tay nhỏ bé dường như chỉ có da bọc xương cứ đưa mắt nhìn vô định.


    Rất nhiều hình ảnh được cư dân mạng chia sẻ về cụ Vân

    Cụ tên là Nguyễn Thị Vân, 80 tuổi, tóc đã bạc trắng, răng đã rụng gần hết, cụ móm mém nhai mẩu bánh được một người qua đường biếu. Mặc một chiếc áo khoác màu đen và một chiếc quần mỏng, cụ ngồi lặng trên vỉa hè, bên cạnh là chiếc quang gánh và hai cái túi cũ rách bên trong đựng vài chiếc chai lọ, giấy vụn cụ nhặt nhạnh được từ các thùng rác, bãi rác. Những người dân sống quanh đây đã quá quen với hình ảnh cụ hàng ngày ngồi trên vỉa hè.

    Chị Mai Hương người bán hàng gần đó cho biết: “Ai cho gì thì lấy, chứ cụ không đi xin ăn bao giờ. Tôi rất quý và cảm thương cụ, thỉnh thoảng tôi cũng biếu cụ tiền hoặc cái áo để cụ mặc cho ấm”. Còn cụ Vân thì chia sẻ: “Đã gần 3 năm trôi qua, ngoài Hà Nội tôi chẳng biết đi đâu, cứ quanh quẩn ở đây thôi, hằng ngày tôi nhặt rác kiếm sống, thỉnh thoảng người ta nhìn thấy thương thì người ta cho gì đó".

    Khi được hỏi về hoàn cảnh gia đình mình, cụ Vân buồn bã tâm sự: “Tôi cũng có gia đình đấy chứ, vợ chồng tôi có hai người con trai. Ông nhà tôi mất từ năm tôi 28 tuổi, một mình tôi ở vậy nuôi các con khôn lớn, lo dựng vợ gả chồng cho chúng yên bề gia thất. Những tưởng cuộc sống về già tôi được hưởng hạnh phúc bên con cháu, nhưng nào ngờ…”, nói đến đây cụ thở dài, lấy vạt áo lau nước mắt và kể tiếp: “lo xây dựng gia đình cho hai đứa con xong tưởng rằng được vui vẻ, quây quần, nào ngờ thật trớ trêu khi cả hai người con dâu tôi đều quái ác. Nuôi con rồi lại nuôi cháu lớn, hết giá trị lợi dụng thì chúng nó quay ra trở mặt, hắt hủi, chửi mắng tôi. Trong mắt chúng, tôi như một gánh nặng cần phải được vứt bỏ”, vừa kể, cụ vừa lau nước mắt.

    Có lẽ cụ tủi thân vì bao nhiêu năm qua sống vì con vì cháu, vậy mà giờ lại không được chúng yêu quý, kính trọng, giờ phải rời xa quê hương lang thang kiếm sống nơi đất khách. “Sống ở nhà, tôi bị con dâu không bằng lòng, chửi mắng nhiều quá, nên một chị hàng xóm đã đưa tôi lên đây đi làm kiếm sống. Cũng là người nhà quê khó khăn, hàng ngày công việc của chị là làm nghề lao công, quét rác để kiếm tiền gửi về chăm lo cho gia đình dưới quê. Vậy nên chị ấy chỉ có thể cùng một vài người xa quê, sống chung dãy trọ, góp tiền lo cho tôi bữa ăn hàng ngày. Họ cũng nghèo khó, vậy mà còn nuôi tôi như vậy. Nhiều đêm không ngủ được, nằm nghĩ: có con mà chẳng được cậy nhờ, có cũng như không, thà không có còn hơn. Chính vì như thế nên tôi càng cảm thấy quý mến và biết ơn những người lao động sống cùng với tôi hơn”.

    Anh Tuấn (sinh năm 1965) cho biết: “Cụ già này hiện đang trọ ở ngõ 302 đường Láng gần cạnh nhà tôi nên tôi biết cụ ấy. Cuộc sống của cụ rất khổ. Thỉnh thoảng có gói bánh gói kẹo, gặp cụ chúng tôi lại biếu. Chẳng hiểu con cái cụ nghĩ gì mà nỡ đối xử tệ bạc, để cho mẹ mình lang thang như vậy?”.

    Cùng chung suy nghĩ với anh Tuấn, chị Nguyễn Thị Mai - một người dân sống tại Cầu Giấy (Hà Nội), thường xuyên đi làm về tối qua đoạn đường này chia sẻ: “Ngày nào đi làm về qua đây, tôi cũng thấy cụ ngồi co ro trên vỉa hè, nghĩ thấy thương nên tôi có biếu cụ vài trăm để cụ mua quần áo mặc cho ấm. Chứ cái lạnh cắt da thịt như thế này, người trẻ còn không chịu được huống chi là người già".


    Quang gánh trong 1 ngày đi nhặt nhạnh là vài chai lọ, bìa cũ

    “Ở đây tuy vất vả, nhưng tinh thần thoải mái hơn”

    Hằng ngày cứ vào mỗi buổi chiều, cụ lại xách đôi quang gánh lên và đi lang thang quanh quẩn khắp các con phố để mưu sinh, nhặt nhạnh, tìm kiếm đồ phế thải mang bán kiếm tiền. “Dạo trước người ta mua giá cao thì nhiều lắm tôi cũng kiếm được khoảng 30 nghìn/ ngày, còn đợt này may mắn lắm thì ngày kiếm được khoảng chục nghìn thôi”.

    Sống cùng với các chị lao công, nên hàng ngày cứ 2h chiều cụ bắt đầu công việc của mình, tối đến khoảng 20h cụ về ngồi ngoài hiên nhà dọc đường Láng đợi các chị đi làm về rồi dẫn về ngủ cùng. “Hôm nào sớm thì khoảng 22h là về chỗ trọ, muộn thì 23h mới được về. Vì các cô ấy còn bận đi làm, về thay quần áo, ăn uống xong cứ phải 12h đêm mới được đi ngủ”.

    “Ở cùng với họ tôi cũng an ủi được phần nào, họ lo cho tôi như con lo cho bố mẹ vậy. Hàng ngày ăn uống họ đều nuôi, có tiền trọ thì tôi mất 14 nghìn/ ngày. Tiền tôi kiếm được hàng ngày chẳng đáng là bao nên mỗi khi trái gió trở trời ốm yếu là họ lại tập trung lo cho tôi thuốc men. Hôm vừa rồi, tôi ốm phải vào viện rồi thuốc thang chi phí tốn kém, các cô lao công, với mấy chú thợ điện, thợ xây mỗi người cho một ít để lo toan viện phí. Chúng còn đối xử tử tế với tôi hơn là con mình dứt ruột đẻ ra”, cụ Vân cho biết thêm.


    Cụ Vân ao ước được về thăm con, thăm cháu nhưng cụ muốn "Bao giờ tôi có tiền, tôi mới dám về"...
    Từ hồi lên đây sống, cụ Vân chưa một lần về quê. Khi được hỏi, sắp Tết rồi cụ có muốn về quê không, cụ lắc đầu trả lời: “Tôi nhớ con cháu lắm, nhưng tôi nghĩ mình không nên về. Có lẽ, không về con cái sẽ không thấy khó xử vì mẹ. Thực ra, ở trên này với các cô, các chú chung hoàn cảnh nghèo khó, ăn Tết với họ, tôi thấy cũng vui lắm rồi. Già rồi, sống chẳng được bao lâu nữa, thôi thì cứ biết sống như này, được ngày nào hay ngày ấy".

    Trong tiết trời lạnh cóng cộng thêm cái mưa mỗi lúc dần trở lên nặng hạt hơn, cụ vẫn ngồi đó chờ những người lao công tốt bụng đưa về ngủ cùng với ánh mắt nặng trĩu về một nỗi buồn của cuộc đời mình.


    Theo Bài và ảnh: Hồng Hạnh / Trí Thức Trẻ

    Bài viết khác cùng Box :




    Tags:


  • #2
    phuongmeo95
    Guest

    nhìn cụ mà nhớ bà nội quá..bà cũng gầy như này


    Tags:


  • #3
    thientamhanoi
    Guest

    Không hiểu con cháu của họ nghĩ gì nữa


    Tags:


  • #4
    vuthihang
    Guest

    bài viết quá hay, giờ mình mí biết

    ID topic : 12235    Ngày gửi : 04-27-2015 10:11 AM 

    Hà Nội những ngày sắp Tết, phố phường bỗng tấp nập, đông vui hơn, những dòng người hối hả, ai nấy như đều gấp rút thu xếp công việc để chuẩn bị về quê sum họp cùng gia đình. Nhưng đâu đó, trên những góc phố, vỉa hè của mảnh đất Hà Thành vẫn còn những mảnh đời éo le đang cần có được sự giúp đỡ của mọi người.

    aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa aaaaaaaaaaaâ
    “Có con cũng như không”

    Đi dọc đường Láng (Hà Nội), đặc biệt là khu gần ngõ 318 đường Láng, khoảng 21h hàng ngày, ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh một bà cụ đang ngồi co ro thu mình trên vỉa hè dưới cái tiết trời lạnh giá kèm theo những cơn mưa bụi đủ làm ướt mặt đường.

    Đi đôi dép mỏng, ngồi co ro bên lề phố Hà Nội, cụ bà 80 tuổi khiến nhiều người cảm thấy xót xa. Lưng cụ đã còng, trên mặt nhiều nếp nhăn, khắc khổ, bàn tay nhỏ bé dường như chỉ có da bọc xương cứ đưa mắt nhìn vô định.



    Rất nhiều hình ảnh được cư dân mạng chia sẻ về cụ Vân

    Cụ tên là Nguyễn Thị Vân, 80 tuổi, tóc đã bạc trắng, răng đã rụng gần hết, cụ móm mém nhai mẩu bánh được một người qua đường biếu. Mặc một chiếc áo khoác màu đen và một chiếc quần mỏng, cụ ngồi lặng trên vỉa hè, bên cạnh là chiếc quang gánh và hai cái túi cũ rách bên trong đựng vài chiếc chai lọ, giấy vụn cụ nhặt nhạnh được từ các thùng rác, bãi rác. Những người dân sống quanh đây đã quá quen với hình ảnh cụ hàng ngày ngồi trên vỉa hè.

    Chị Mai Hương người bán hàng gần đó cho biết: “Ai cho gì thì lấy, chứ cụ không đi xin ăn bao giờ. Tôi rất quý và cảm thương cụ, thỉnh thoảng tôi cũng biếu cụ tiền hoặc cái áo để cụ mặc cho ấm”. Còn cụ Vân thì chia sẻ: “Đã gần 3 năm trôi qua, ngoài Hà Nội tôi chẳng biết đi đâu, cứ quanh quẩn ở đây thôi, hằng ngày tôi nhặt rác kiếm sống, thỉnh thoảng người ta nhìn thấy thương thì người ta cho gì đó".

    Khi được hỏi về hoàn cảnh gia đình mình, cụ Vân buồn bã tâm sự: “Tôi cũng có gia đình đấy chứ, vợ chồng tôi có hai người con trai. Ông nhà tôi mất từ năm tôi 28 tuổi, một mình tôi ở vậy nuôi các con khôn lớn, lo dựng vợ gả chồng cho chúng yên bề gia thất. Những tưởng cuộc sống về già tôi được hưởng hạnh phúc bên con cháu, nhưng nào ngờ…”, nói đến đây cụ thở dài, lấy vạt áo lau nước mắt và kể tiếp: “lo xây dựng gia đình cho hai đứa con xong tưởng rằng được vui vẻ, quây quần, nào ngờ thật trớ trêu khi cả hai người con dâu tôi đều quái ác. Nuôi con rồi lại nuôi cháu lớn, hết giá trị lợi dụng thì chúng nó quay ra trở mặt, hắt hủi, chửi mắng tôi. Trong mắt chúng, tôi như một gánh nặng cần phải được vứt bỏ”, vừa kể, cụ vừa lau nước mắt.


    Có lẽ cụ tủi thân vì bao nhiêu năm qua sống vì con vì cháu, vậy mà giờ lại không được chúng yêu quý, kính trọng, giờ phải rời xa quê hương lang thang kiếm sống nơi đất khách. “Sống ở nhà, tôi bị con dâu không bằng lòng, chửi mắng nhiều quá, nên một chị hàng xóm đã đưa tôi lên đây đi làm kiếm sống. Cũng là người nhà quê khó khăn, hàng ngày công việc của chị là làm nghề lao công, quét rác để kiếm tiền gửi về chăm lo cho gia đình dưới quê. Vậy nên chị ấy chỉ có thể cùng một vài người xa quê, sống chung dãy trọ, góp tiền lo cho tôi bữa ăn hàng ngày. Họ cũng nghèo khó, vậy mà còn nuôi tôi như vậy. Nhiều đêm không ngủ được, nằm nghĩ: có con mà chẳng được cậy nhờ, có cũng như không, thà không có còn hơn. Chính vì như thế nên tôi càng cảm thấy quý mến và biết ơn những người lao động sống cùng với tôi hơn”.

    Anh Tuấn (sinh năm 1965) cho biết: “Cụ già này hiện đang trọ ở ngõ 302 đường Láng gần cạnh nhà tôi nên tôi biết cụ ấy. Cuộc sống của cụ rất khổ. Thỉnh thoảng có gói bánh gói kẹo, gặp cụ chúng tôi lại biếu. Chẳng hiểu con cái cụ nghĩ gì mà nỡ đối xử tệ bạc, để cho mẹ mình lang thang như vậy?”.

    Cùng chung suy nghĩ với anh Tuấn, chị Nguyễn Thị Mai - một người dân sống tại Cầu Giấy (Hà Nội), thường xuyên đi làm về tối qua đoạn đường này chia sẻ: “Ngày nào đi làm về qua đây, tôi cũng thấy cụ ngồi co ro trên vỉa hè, nghĩ thấy thương nên tôi có biếu cụ vài trăm để cụ mua quần áo mặc cho ấm. Chứ cái lạnh cắt da thịt như thế này, người trẻ còn không chịu được huống chi là người già".


    Quang gánh trong 1 ngày đi nhặt nhạnh là vài chai lọ, bìa cũ

    “Ở đây tuy vất vả, nhưng tinh thần thoải mái hơn”

    Hằng ngày cứ vào mỗi buổi chiều, cụ lại xách đôi quang gánh lên và đi lang thang quanh quẩn khắp các con phố để mưu sinh, nhặt nhạnh, tìm kiếm đồ phế thải mang bán kiếm tiền. “Dạo trước người ta mua giá cao thì nhiều lắm tôi cũng kiếm được khoảng 30 nghìn/ ngày, còn đợt này may mắn lắm thì ngày kiếm được khoảng chục nghìn thôi”.

    Sống cùng với các chị lao công, nên hàng ngày cứ 2h chiều cụ bắt đầu công việc của mình, tối đến khoảng 20h cụ về ngồi ngoài hiên nhà dọc đường Láng đợi các chị đi làm về rồi dẫn về ngủ cùng. “Hôm nào sớm thì khoảng 22h là về chỗ trọ, muộn thì 23h mới được về. Vì các cô ấy còn bận đi làm, về thay quần áo, ăn uống xong cứ phải 12h đêm mới được đi ngủ”.

    “Ở cùng với họ tôi cũng an ủi được phần nào, họ lo cho tôi như con lo cho bố mẹ vậy. Hàng ngày ăn uống họ đều nuôi, có tiền trọ thì tôi mất 14 nghìn/ ngày. Tiền tôi kiếm được hàng ngày chẳng đáng là bao nên mỗi khi trái gió trở trời ốm yếu là họ lại tập trung lo cho tôi thuốc men. Hôm vừa rồi, tôi ốm phải vào viện rồi thuốc thang chi phí tốn kém, các cô lao công, với mấy chú thợ điện, thợ xây mỗi người cho một ít để lo toan viện phí. Chúng còn đối xử tử tế với tôi hơn là con mình dứt ruột đẻ ra”, cụ Vân cho biết thêm.


    Cụ Vân ao ước được về thăm con, thăm cháu nhưng cụ muốn "Bao giờ tôi có tiền, tôi mới dám về"...
    Từ hồi lên đây sống, cụ Vân chưa một lần về quê. Khi được hỏi, sắp Tết rồi cụ có muốn về quê không, cụ lắc đầu trả lời: “Tôi nhớ con cháu lắm, nhưng tôi nghĩ mình không nên về. Có lẽ, không về con cái sẽ không thấy khó xử vì mẹ. Thực ra, ở trên này với các cô, các chú chung hoàn cảnh nghèo khó, ăn Tết với họ, tôi thấy cũng vui lắm rồi. Già rồi, sống chẳng được bao lâu nữa, thôi thì cứ biết sống như này, được ngày nào hay ngày ấy".

    Trong tiết trời lạnh cóng cộng thêm cái mưa mỗi lúc dần trở lên nặng hạt hơn, cụ vẫn ngồi đó chờ những người lao công tốt bụng đưa về ngủ cùng với ánh mắt nặng trĩu về một nỗi buồn của cuộc đời mình.


    Tags:


  • #5
    suzu12357900
    Guest

    thương cụ quá, cuộc đời còn nhiều mảnh đời bất hạnh

    ID topic : 12235    Ngày gửi : 04-27-2015 10:17 AM 

    thương cụ quá, cuộc đời còn nhiều mảnh đời bất hạnh


    Tags:


  • #6
    endypro
    Guest

    2 người con trai của bà ý là đưa bất hiểu, thàng đàn ông mà không biết dạy vợ để nó hắt hủi mẹ mình.


    Tags:


  • #7
    Trịnh Xuân Thành
    Guest

    trên cuộc đời này vẫn còn nhiều mảnh đời bất hạnh quá


    Tags:


  • #8
    kientrucae
    Guest

    Chia sẻ cùng với bà. Hy vọng sẽ có các tổ chức xã hội giúp bà qua được nỗi khổ này! Chúc bà sức khỏe


    Tags:


  • #9
    butathu1991
    Guest

    Quá sót

    ID topic : 12235    Ngày gửi : 05-12-2015 02:45 PM 

    Nếu mình về già mà như vậy thì sẽ như thế nào nhĩ?
    Chỉ tưởng tượng thôi cũng thấy tủi thân nữa!


    Tags:


  • #10
    bocatetop
    Guest

    Lang thang mạng, chat chit 8 chuyện mà thấy nhiều câu chuyện khổ tâm thế này, quá buồn cho một kiếp người.


    Tags:


  • #11
    gcat1
    Guest

    Bà cụ thật là bất hạnh, thật là thương cho bà cụ


    Tags:


  • #12
    copacs
    Guest

    trả lời

    ID topic : 12235    Ngày gửi : 05-18-2015 12:38 PM 

    Đúng là thời thế thay đổi làm cho con người thay đổi


    Tags:


  • #13
    muasaobangkt
    Guest

    Hic tội bà cụ quá :(

    ID topic : 12235    Ngày gửi : 05-18-2015 07:03 PM 

    Hic tội bà cụ quá


    Tags:


  • #14
    hsvnglobal1
    Guest

    Đời còn quá nhiều hoàn cảnh éo le thế nhỉ, sống phải có đức để còn để dành cho con cháu sau này nữa chứ, khổ thân cụ quá


    Tags:


  • #15
    ganoipho6
    Guest
    1

    ID topic : 12235    Ngày gửi : 06-27-2015 03:36 PM 

    Trong tiết trời lạnh cóng cộng thêm cái mưa mỗi lúc dần trở lên nặng hạt hơn, cụ vẫn ngồi đó chờ những người lao công tốt bụng đưa về ngủ cùng với ánh mắt nặng trĩu về một nỗi buồn của cuộc đời mình.


    Tags:


  • #16
    namkhoa115
    Guest

    mình vẫn còn may mắn hơn rất nhiu nguoi


    Tags:


  • #17
    tuanqb
    Guest

    Thương bà cụ quá. Làm lụng vất vả nuôi con. Giờ nó bỏ bà bơ vơ. Trên đời luật quả báo luôn tồn tại mà sao tui nó ko biết nhỉ.


    Tags:


  • #18
    mungdt
    Guest

    haizzz, có những đứa con như con của cụ thật là nghiệp chướng để lại. Đúng là chỉ có bố mẹ mới nuôi được 1 đàn con chứ chẳng bao giờ 1 đàn con nuôi nổi bố mẹ . Thương cụ nhiều lắm


    Tags:


  • #19

    Tham gia ngày
    Sep 2015
    Yahoo : anhkiet3492a@yahoo.com
    Bài gửi
    4
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Tội nghiệp quá

    ID topic : 12235    Ngày gửi : 09-07-2015 03:09 PM 

    Tội nghiệp quá! cụ già rồi mà


    Tags:


  • Chi tiết chủ đề

    Người dùng duyệt chủ đề

    Hiện tại có 1 người đang xem chủ đề này. (Gồm có 0 Thành viên và 1 Khách)

    Diễn đàn sức khỏe việt nam Quyền viết bài

    • Bạn không thể gửi chủ đề mới
    • Bạn không thể gửi trả lời
    • Bạn không thể gửi file đính kèm
    • Bạn không thể sửa bài viết của mình
    •  
    Lưu ý: Thông tin trên Diễn đàn Suckhoetoday.com chỉ có tính chất tham khảo, không tự ý áp dụng.Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.
    Website đang chạy phiên bản thử nghiệm chờ xin giấy phép của Bộ Thông Tin và Truyền Thông.

    Chúng tôi không chịu trách nhiệm trên các quảng cáo của người dùng đăng tải trên diễn đàn. Các trường hợp vi phạm, chúng tôi sẽ tiến hành xử lý xóa bỏ ngay lập tức.
    Nếu bạn nhận thấy quảng cáo vi phạm, xin vui lòng gởi thông báo cho chúng tôi, xin cám ơn!.