Phương pháp chữa bệnh của Y học cổ truyền rất phong phú bao gồm các phương pháp luyện tập cơ thể để chữa bệnh (dưỡng sinh, khí công, thái cực quyền), xoa bóp, châm cứu và thuốc

Trong phương pháp dùng thuốc, Y học cổ truyền đã nghiên cứu ra tám phương pháp dùng mà thường gọi là “bát pháp”

Chứng kinh nguyệt không đều là một chứng bệnh thường xuyên gặp ở phụ nữ, khi gặp hiện tượng này phụ nữ thường rơi vào tâm trạng lo lắng, sau đó ảnh hường tới sức khoẻ và công việc hàng ngày, đặc biệt hơn khi kinh nguyệt không đều kéo dài còn ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ của mỗi người. Chính vì thế Y học cổ truyền đã nghiên cứu cách dùng thuốc để chữa kinh nguyệt không đều. Và chứng bệnh này thuộc một trong “bát pháp” đó là Hoà pháp

Hoà pháp là phương pháp dùng các bài thuốc để chữa bệnh ngoại cảm thuộc bán biểu bán lý ( không phát hãn được vì không phải ở biểu, không dùng phép thanh, hạ được vì không phải ở lý) và chữa các bệnh gây ra do sự mất điều hoá khí huyết các tạng phủ trong cơ thể

. Kinh nguyệt không đều do đâu

. Biểu hiện khi kinh nguyệt không đều

Phép hoà được dùng để chữa một số chứng bệnh sau: Chứng cảm mạo thuộc kinh thiếu dương: lúc nóng lúc rét, ngực sườn đầy tức, buồn nôn, miệng đắng. Dùng bài Tiểu Sài hồ thang gồm Sài hồ, Hoàng cầm, Sâm, Cam thảo, Sinh khương, Bán hạ, Đại táo

Bệnh sốt rét thường dùng bài Tiểu sài hồ có thêm các vị thuốc khác nữa như Thảo quả, Binh lang, Thanh bì…
Chứng bệnh do can tỳ bất hoà

Bệnh loét dạ dày, tá tràng do can mộc khắc tỳ thổ

Bệnh ỉa chảy mạn tính do thần kinh, dùng bài thuốc Thống tả yếu phương gồm các vị thuốc Bạch truật, Bạch thược, Trần bì, Phòng phong, Thăng mà

Chứng kinh nguyệt không đều, suy nhược thần kinh, hysteria có kèm thêm những sang chấn tinh thần gây rối loạn thần kinh chức năng ( YHCT gọi là can khí uất kết tức là tinh thần chí bất hoà khiến khí không thông) hay dùng bài Tiêu giao tán gồm các vị thuốc như: Sài hồ, Đương quy, Bạch thược, Bạch truật, Bạch linh, Cam thảo, Bạc hà, Sinh khương

Theo lý luận của Y học cổ truyền thì các chứng bệnh kinh nguyệt có thể phân thành các loại như khí đới, huyết sán, hàn thấp, huyết nhiệt, hư tổn… vì thế nên lưu ý trong các sinh hoạt hàng ngày, nhất là trong ăn uống

Chú ý khi dùng thuốc uống

Không được dùng phép hoà trong khi tà còn ở biểu hay đã vào lý

Nếu tà khí vừa ở bán biểu bán lý mà có một phần đã vào lý hoặc còn ở biểu thì phải phối hợp thuốc. Như chứng thiếu dương mà có táo bón, không dùng bài Tiểu sài hồ mà dùng bài Đại sài hồ thang (tức là bài Tiểu sài hồ bỏ Cam thảo, Sinh khương và gia thêm CHỉ thực, Đại hoàng)

chứng thiếu dương kèm thêm biểu chứng dùng Sài hồ quế chi thang (bài Quế chi thang chữa biểu chứng và Sài hồ, Hoàng cầm, Bán hạ, Chỉ thực để điều hoà thiếu dương)

Kinh nguyệt đến kỳ, hoặc thấy trước, thấy sau không có thời gian nhất định, khoảng cách trước hoặc sau thường từ 7 ngày trở lên gọi là hành kinh trước sau không nhất định, cũng gọi là kinh kỳ rối loạn đây cũng là biểu hiện của kinh nguyệt không đều. Nguyên nhân phần nhiều do can khí uất kết ảnh hưởng đến Thận, lượng kinh nhiều hoặc ít, sắc tía kèm hòn cục, bụng đau, bụng trướng, vùng lưng đau mỏi, nên thư can hoà huyết, cho uống Định kinh thang


Bài viết khác cùng Box :