Tại sao trẻ tiêu hóa kém?

Trẻ hấp thu dinh dưỡng và tiêu hóa kém khiến nhiều phụ huynh lo lắng, đau đầu tìm cách giải quyết. Bố mẹ có biết tại sao trẻ tiêu hóa kém không? Tình trạng trẻ bị tiêu hóa kém chủ yếu do các nguyên nhân sau gây ra:
Trẻ ăn dặm quá sớm: Cho trẻ ăn dặm quá sớm sẽ gây áp lực lên hệ tiêu hóa còn non nớt của con, khiến cho hệ tiêu hóa của bé bị tổn thương, gây rối loạn và dẫn tới việc khó hấp thu chất dinh dưỡng.
Chế độ ăn uống không hợp vệ sinh: Nếu chế độ ăn của con không hợp vệ sinh (ăn thức ăn chưa nấu chín, thực phẩm không rõ nguồn gốc..) thì hệ tiêu hóa của bé sẽ bị ảnh hưởng, gây ra các vấn đề tiêu hóa của trẻ như đau bụng, tiêu chảy, viêm nhiễm hệ tiêu hóa.. làm cho sức khỏe đường ruột của con bị suy yếu.
Trẻ ăn phải thực phẩm có tính kỵ nhau: Trẻ nhỏ tiêu hóa kém có thể do ăn phải các thực phẩm có tính kỵ nhau, mặc dù món ăn giàu dinh dưỡng nhưng khi ăn cùng lúc lại khiến hệ tiêu hóa khó hấp thu ví dụ như cua và mật ong, tỏi và cá trắm..
Ăn uống không điều độ: Trẻ ăn uống không điều độ, thường xuyên bỏ bữa, ăn nhiều loại thức ăn hoặc ăn nhiều thức ăn có cùng dưỡng chất gây tổn thương hệ tiêu hóa, từ đó làm cho bé tiêu hóa kém, hấp thu chậm.
Ảnh hưởng từ thuốc kháng sinh: Một số loại thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, virus gây hại nhưng lại làm giảm lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột của trẻ, gây mất cân bằng hệ vi sinh và làm cho bé bị rối loạn tiêu hóa, hấp thu kém.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Việc sử dụng một số loại thuốc điều trị tiêu hóa có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ. Ngoài ra, nếu mẹ cho con ăn kiêng khem quá mức trong quá trình điều trị cũng làm chậm hấp thu dinh dưỡng nhiều hơn.
Xem thêm: Hình ảnh phân trẻ sơ sinh bình thường
Làm thế nào để cải thiện tình trạng tiêu hóa kém của trẻ?
Để chăm sóc sức khỏe hệ tiêu hóa của bé, giúp con tăng trưởng và phát triển tốt, bố mẹ có thể tham khảo và áp dụng các bí quyết sau đây:
Cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm: Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, độ tuổi phù hợp nên cho trẻ tập ăn dặm là sau khi bé được 6 tháng tuổi. Đây là độ tuổi mẹ có thể tập cho con ăn dặm từ lỏng tới đặc, từ ít tới nhiều để hệ tiêu hóa của con thích nghi với loại thức ăn mới.
Xây dựng chế độ ăn đủ chất, đủ bữa: Trẻ cần được đáp ứng chế độ ăn khoảng 5 bữa mỗi ngày với 3 bữa chính và 2 bữa phụ, trong đó thực đơn cần đa dạng, đủ chất với 4 nhóm chất gồm chất đạm (có trong trứng, thịt gà, thịt bò, cá, tôm..), chất béo (có trong trứng, phô mai, dầu olive..), tinh bột (có trong cơm, khoai lang, yến mạch, khoai tây..), vitamin và khoáng chất (có trong rau củ xanh, trái cây tươi..).
Khuyến khích trẻ vận động: Vận động thường xuyên là cách giúp tăng hoạt động co bóp ruột, giúp trẻ ăn uống ngon miệng và thúc đẩy tiêu hóa dễ dàng, tăng cườn hấp thu nhanh chóng. Do đó, bố mẹ nên khuyến khích trẻ vận động thường xuyên.
Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ: Bổ sung lợi khuẩn là cách xây dựng hàng rào bảo vệ hệ tiêu hóa chắc khỏe cho trẻ. Với những trẻ có hệ tiêu hóa kém, bố mẹ nên sử dụng thêm cho trẻ sản phẩm men vi sinh cung cấp dồi dào vi khuẩn có lợi cho đường ruột, khắc phục các vấn đề tiêu hóa trẻ đang gặp phải, tăng cường tiêu hóa cũng như ổn định sức khỏe hệ vi sinh của trẻ. Sử dụng men lợi khuẩn đúng cách giúp trẻ ăn uống tốt hơn, ăn ngon hơn và tăng cường hấp thu dinh dưỡng.
Xem thêm: Mẹo chữa xì xoẹt ở trẻ sơ sinh

Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc
Sau khi đã biết tại sao trẻ tiêu hóa kém, bố mẹ hãy thực hiện ngay các biện pháp giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa của con như trên để giúp bé khỏe mạnh hơn, hấp thu dinh dưỡng tối ưu để phát triển vượt trội.


Bài viết khác cùng Box :