Hiện nay với mức sống người dân đang ngày càng cải thiện, chế độ ăn uống ngày càng tốt hơn thì lại nảy sinh nhiều vấn đề như thừa chất, tiểu đường, gút, béo phì… Trong đó, béo phì ở trẻ em đang được cảnh báo là một mối lo cho các bậc phụ huynh bởi lẽ nếu trẻ quá phàm ăn, nhanh béo, nhiều người nghĩ đó là bình thường và còn khuyến khích cho đến khi bé dần trưởng thành với cơ thể ì ạch, béo phì thì lúc đó rất khó để trẻ có sức khỏe tốt, cơ thể khỏe mạnh. Nhiều gia đình đã tốn không ít chi phí đưa trẻ đi khám và chữa bệnh liên quan đến béo phì, thừa chất vì không có bảo hiểm sức khỏe cho trẻ em.
Nguyên nhân của bệnh béo phì là gì?
Do trẻ tiêu thụ lượng calorie quá mức cần thiết như ăn quá nhiều hoặc hay ăn vặt để thoát khỏi các tình trạng rối loạn về cảm xúc như stress, trầm cảm, lo lắng hoặc quá vui vẻ.
Do di truyền trong gia đình, do rối loạn chuyển hóa hoặc hocmon, trẻ ít vận động.
Các biện pháp phòng chống thừa cân, béo phì ở trẻ em
Mục tiêu điều trị béo phì trẻ em khác với người trưởng thành, ngoài việc tập trung vào ngăn ngừa tăng cân, còn cần phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho sự lớn lên và phát triển của đứa trẻ, đặc biệt là các vi chất dinh dưỡng: canxi, sắt, kẽm …
Những điều nên làm:
– Mua bảo hiểm sức khỏe cho bé (có thể tham khảo bảo hiểm sức khỏe của Liberty) để tiện cho việc thường xuyên đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ và giảm bớt chi phí cho bố mẹ.
– Khẩu phần ăn của trẻ cần cân đối, hợp lý, nên phối hợp nhiều loại thức ăn, tránh ăn một loại thực phẩm nào đó.
– Nếu uống sữa nên uống không đường, trẻ lớn nên uống sữa gầy (sữa bột tách bơ). Không nên uống sữa đặc có đường.
– Chế biến thức ăn: Hạn chế các món rán, xào, nên làm các món luộc, hấp, kho.
– Nên nhai kỹ và ăn chậm, ăn đều đặn, không bỏ bữa, không để trẻ quá đói, vì nếu bị quá đói, trẻ ăn nhiều trong các bữa sau làm mỡ tích luỹ nhanh hơn.
– Nên ăn nhiều vào bữa sáng để tránh ăn vặt ở trường, giảm ăn về chiều và tối.
– Nên ăn nhiều rau xanh, quả ít ngọt. Giảm bớt gạo thay bằng khoai, ngô là những thức ăn cơ bản giàu chất xơ .
Đối với trẻ dưới 2 tuổi :
– Bú sữa mẹ hoàn toàn 6 tháng
– Không cho trẻ ăn nhiều quá, thể tích mỗi bữa phải phù hợp với tháng tuổi.
– Cháo, bột cần có mức năng lượng thấp, không cho thêm các thực phẩm nhiều béo vào bát bột, cháo của trẻ như: bơ, phomat, sữa giàu béo
Những điều nên tránh:
– Hạn chế tối đa cho trẻ uống các loại nước ngọt có ga
– Cho trẻ ăn ít các loại bánh kẹo, đường mật, kem, sữa đặc có đường.
– Không nên dự trự sẵn các loại thức ăn giàu năng lượng như: Bơ, pho mát, bánh, kẹo, chocoat, kem, nước ngọt trong nhà.
– Không nên cho trẻ ăn vào lúc tối trước khi đi ngủ.
– Tăng cường hoạt động thể lực ở trẻ. So với điều trị bằng chế độ ăn, tăng cường hoạt động thể lực tỏ ra có hiệu quả hơn, giúp trẻ phát triển chiều cao và duy trì sức khoẻ tốt.
Các biện pháp giúp trẻ tăng cường vận động:
– Tạo niềm thích thú của trẻ đối với các hoạt động thể dục thể thao, đi bộ, bơi lội, đi xe đạp…
– Các bậc cha mẹ cần quan tâm ủng hộ và tạo mọi điều kiện giúp trẻ năng động.
– Chú trọng những sở thích của trẻ tham gia các môn thể thao dễ dàng gần gũi với cuộc sống như: đi bộ đến trường, chạy, nhảy dây, đá bóng, đánh cầu lông, đá cầu, leo cầu thang…
– Nên hướng dẫn trẻ làm các công việc ở nhà: Lau dọn nhà cửa, xách nước tưới cây, bưng bê đồ đạc…
– Hạn chế ngồi xem tivi, video, trò chơi điện tử…
– Cân đối hợp lý giữa học và chơi, nên tạo điều kiện để trẻ được vui đùa chạy nhảy sau những giờ học căng thẳng để trẻ có thể phát triển cân đối cả thể chất và tinh thần.
Tóm lại, để trẻ có sức khỏe, thể trạng tốt thì quan niệm chăm cho trẻ ăn tốt, ăn quá nhiều chất bổ là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Đôi khi điều đó vô tình hại trẻ và biến trẻ trưởng thành với bệnh béo phì. Cha mẹ hãy chăm sóc con tốt nhất bằng cách cân bằng giữa chế độ dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao để trẻ có sức khỏe tốt nhất.
Bài viết khác cùng Box :
- Góc tư vấn: Trẻ hay bị táo bón nên bổ sung gì?
- Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao? Cách nhận biết trẻ bị...
- Bảo Vệ Sức Khỏe Hô Hấp Gia Đình Với Máy Cấp Khí Tươi Hồi Nhiệt
- [Mẹ quan tâm] Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là vừa?
- Chụp x-quang phổi cho trẻ có hại không?
- Nên cho trẻ uống kẽm lúc nào trong ngày để mang lại hiệu quả cao?
- Cần làm gì khi trẻ ho có đờm? Lưu ý khi chăm sóc trẻ ốm
- Trẻ 2 tuổi bị ho cho uống gì tốt giúp con nhanh khỏi?
- Mách mẹ cách làm quất trị ho cho trẻ tại nhà
- Độ ẩm và nhiệt độ phòng như thế nào thì tốt cho trẻ sơ sinh?
- 4 Cách điều trị bệnh hen phế quản ở trẻ em hiệu quả
- Tìm Hiểu Về Công Dụng của Thuốc Telfor 60
- Cách Chữa Hắt Xì Sổ Mũi Đơn Giản Tại Nhà
- Bật mí mẹo hay giúp trẻ 3 tuổi chán ăn cơm ăn ngon miệng hơn
- Khi trẻ bị ho kiêng ăn gì? Chăm bé ho nhiều và có đờm lưu ý gì?
- Thị xã Phú Mỹ ngày càng phát triển với những điều kiện thuận lợi
- Thuốc Telfor 60 - điều trị viêm mũi dị ứng, mề đay của DHG Pharma
- Hắt xì sổ mũi liên tục nên làm gì?
- Cùng tìm hiểu: khám phụ khoa cho bé gái ở đâu bạn đã biết chưa
- Cách Hạn Chế Cận Thị và Gù Lưng Bằng Bàn Ghế Chống Gù Chống Cận
- Các loại sữa hạt cho bà bầu đang được ưa chuộng nhất
- Khi trẻ bị sốt có nên uống Panadol không? Hạ sốt an toàn với...
- Nguyên tắc cần nhớ khi lên thực đơn ăn uống cho bé suy dinh dưỡng
- Tuần khủng hoảng - Những điều kì diệu của bé (Wonder Week)
- Tại sao sốt cao lại gây nên tình trạng mắt lác ( mắt lé ) ở trẻ...
- Mắt lồi có phải do cận thị không?
- Cảnh báo về căn bệnh mắt lác ở trẻ em đang có xu hướng ngày càng...
- Trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao? Cách xử trí hiệu quả
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ phải làm sao? Nguyên nhân, dấu hiệu
- Hướng dẫn mẹ cách nấu cháo giúp trẻ ăn ngon miệng hiệu quả
Tags: