Đau lưng là triệu chứng mà nhiều mẹ bầu mắc phải, đặc biệt là trong giai đoạn cuối thai kỳ, tình trạng đau lưng trở nên nặng hơn. Tuy chứng bệnh này không nguy hiểm nhưng mẹ bầu thường cảm thấy vô cùng khó chịu. Để giảm đau lưng, các mẹ bầu có thể thử những biện pháp sau.

facebook 1.jpg

Nguyên nhân bà bầu bị đau lưng
Khi mang thai, cơ thể thai phụ sản sinh ra nhiều loại hormon, dưới tác dụng của hormon, dây chằng xương chậu lỏng rồi mềm ra, làm cho khớp xương của xương cùng, liên hợp xương mu lỏng đi, kết cấu ở phần lưng cũng lỏng. Hiện tượng biến đổi dây chằng xương chậu này ở thai phụ có thể trợ giúp sinh thai nhi thuận lợi hơn. Nhưng, nếu dây chằng xương chậu quá lỏng, có thể làm cho khớp xương đau nhức, sự tách rời của liên hợp xương mu có thể làm cho thai phụ đi đứng khó khăn.
Ngoài ra, trong giai đoạn cuối thai kì, tử cung lớn ra, trọng lượng tăng lên (lúc này toàn bộ trọng lượng của tử cung khoảng 6000g), trọng tâm cơ thể của thai phụ di chuyển về phía trước. Để giữ cơ thể thăng bằng, đầu và vai thai phụ di chuyển về phía sau, tăng độ cong phần lưng, tổ chức lưng ở vào trạng thái kích ứng dễ làm cho lưng bị đau nhức.
Nếu thai phụ không chú ý kết hợp cân bằng giữa ăn uống, lao động và nghỉ ngơi, mệt mỏi quá sức hoặc ăn uống thiếu canxi thì những triệu chứng này sẽ tăng rõ rệt. Nếu trước kia thai phụ đã có những bệnh cột sống, xương chậu, khớp xương đùi, lưng… thì những triệu chứng này càng rõ ràng hơn.
Vì vậy, thai phụ đau lưng khi mang thai là hiện tượng sinh lý bình thường, không nên quá lo lắng về việc này. Sau khi bé chào đời, vấn đề đau lưng sẽ tự nhiên giảm bớt. Trong khi mang thai, thai phụ nên chú ý vận động thường xuyên, làm cho những triệu chứng nói trên giảm bớt.
Chú ý dáng điệu
Khi đứng, hãy tưởng tượng rằng bạn được đo chiều cao, tức là tư thế đứng thẳng khi dựa sát vào tường, sao cho lưng và đầu thẳng hàng, chạm vào tường. Căng cơ hông và cơ bụng cũng giúp lưng dễ chịu hơn. Tuy nhiên, không nên đứng quá lâu trong tư thế này.
Khi ngồi, thai phụ nên ngồi đúng. Thai phụ hãy đảm bảo là lưng luôn được nâng đỡ. Luôn đặt một gối nhỏ ở phía sau thắt lưng, hoặc ngồi trên gối lõm có hình chữ D.
Ngồi ghế tựa dành cho bàn ăn cũng giúp bảo vệ lưng tốt hơn là ngồi ghế mềm, hay sofa vì lưng luôn được giữ thẳng. Nếu bị đau thắt lưng, hãy tập động tác nghiêng hông 5 – 10 lần (sau 10 – 15 phút ngồi). Nếu ngồi lâu, hãy đứng dậy và đi lại loanh quanh một chút.
Khi nằm, thai phụ nên nằm giường, nệm bằng và chắc; không nên nằm giường và nệm mềm. Thai phụ nằm nệm quá mềm không tiện cho sự kéo dài của xương cột sống, làm cho triệu chứng đau lưng càng nặng hơn.
Tránh nâng vật nặng
Khi dây chằng trở nên lỏng lẻo hơn thì thai phụ cũng dễ bị tai nạn hơn. Nếu bạn nâng hay mang vác bất kỳ vật gì, hãy đưa nó sát về phía cơ thể, trùng đầu gối thay vì cúi lưng xuống và chớ có vặn người.
Bà bầu mặc đồ và mang giày phù hợp để hạn chế đau lưng
Thai phụ nên đi giày có đế bằng và thấp, có độ rộng và mềm mại, vừa chân là tốt nhất. Giày cao gót sẽ làm cho cơ thể hướng về phía trước nhiều hơn, gây đau lưng ở thai phụ. Ngoài ra mặc quần đặc biệt dành cho bà bầu với đường thắt lưng thấp và có thể hỗ trợ vùng bụng.
Đồng thời, bà bầu có thể sử dụng đế giày y khoa chỉnh hình phù hợp với tình trạng sức khoe thực tế của mình. Không nên tự ý mua loại đế giày tại những nơi không có bác sĩ và đội ngũ chuyên gia chuyên ngành Thần Kinh Cột Sống vì nếu dùng sai, lợi chưa thấy mà sẽ gặp rắc rối cho chính mình. Bạn có thể liên hệ với bác sĩ Thần Kinh Cột Sống tại Hà Nội: phòng khám ProChiro (198 B Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, HN)
Giữ ấm lưng giúp giảm đau lưng
Đây là biện pháp hiệu quả giúp giảm đau ngay lập tức. Có thể làm ấm lưng bằng cách chườm nước nóng hoặc nhờ người thân chà xát.
Tránh tăng cân quá mức
Trọng lượng tăng quá nhanh cũng là nguyên nhân gây tổn thương các đốt sống. Vì vậy, nên cân đối ăn uống để tăng cân từ từ theo tuần tuổi của thai nhi.
Giảm đau lưng khi đến bác sĩ chuyên ngành Thần Kinh Cột Sống
Đến phòng khá chuyên ngành Thần kinh Cột Sống, bạn sẽ được bác sĩ Thần Kinh Cột Sống chăm sóc sức khỏe toàn diện, đặc biết là có tận dụng thêm những liệu pháp thư giãn về tâm lý, tăng cường về dinh dưỡng, giải tỏa mọi căng thẳng thần kinh, toàn bộ các cơ bị căng cứng do sự thay đổi cơ thể từ việc mang thai sẽ được giải quyết triệt để mà vô cùng an toàn.
Luyện tập thể dục đều đặn giúp giảm đau lưng khi mang thai
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu luôn được khuyến khích tập các bài tập nhẹ nhàng để tăng sức mạnh và độ dẻo dai cho cơ thể. Những bài tập dành cho vùng lưng, bụng và xương chậu do bác sĩ Thần Kinh Cột Sống tại các phòng khám Thần Kinh Cột Sống sẽ giúp bạn hạn chế tối đa được cơn đau lưng. Theo thống kê, với các bài tập này, chị em không gặp bất kỳ trở gại nào trong lúc tập do các bài tập đặc biệt dành cho từng thể trạng của từng bà mẹ mang thai. Cần hết sức lưu ý luyện tập không nên tự phát, tự tập theo băng đĩa, sác báo vì đây là thời kỳ nhạy cảm nhất đối với hai mẹ con. Nếu tập luyện quá mức hoặc sai tư thế, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con và mẹ
Để cơ thể thoải mái trong thai kỳ, mẹ bầu hãy đến gặp bác sĩ Thần Kinh Cột Sống để giải quyết dứt điểm con đau lưng nhé. Đau lưng là một trong vô số nỗi khó chịu bạn phải chịu đựng trong suốt thai kỳ của mình. Tệ hơn nữa, khi mang thai, bạn khó có thể sử dụng thuốc để giảm bớt những khó chịu của mình. Thần Kinh Cột Sống - Chiropractic là biện pháp giảm đau lưng hiệu quả không cần dùng thuốc được nhiều mẹ bầu ở trên thế giới áp dụng.

1/ Thần Kinh Cột Sống- Chiropractic có thể làm gì?

Trong quá trình mang thai, cơ thể bạn sẽ sản xuất những hormone để duy trì thai kỳ ổn định. Đồng thời cũng giúp kéo dãn cơ và dây chằng chuẩn bị để bé cưng chào đời dễ dàng hơn. Tuy nhiên, chính vì vậy mà các đốt xương sống của bạn cũng bị ảnh huởng và làm bạn bị đau lưng.

Chiropractic sẽ tác động lên cột sống của mẹ bầu và làm giảm bớt những khó chịu của bạn. Theo một số chuyên gia trị liệu, Chiropractic cũng có làm giảm nguy cơ sảy thai, sinh non và giúp kiểm soát tình trạng ốm nghén cho mẹ bầu.

Chiropractic sẽ giúp tổ chức lại đồng thời cũng giúp thư giãn dây chằng và phần xương chậu của mẹ, góp phần giúp quá trình sinh con của bạn diễn ra dễ dàng hơn.

2/ Chiropractic có thực sự an toàn cho mẹ bầu?

Theo bác sĩ Dane, bác sĩ Thần Kinh Cột Sống tại phòng khám ProChiro: “Phương pháp này hoàn toàn an toàn với mẹ bầu và bạn có thể điều trị ở giai đoạn nào trong thai kỳ cũng được”.

Phòng Khám Xương, Khớp, Cơ, Thần Kinh Cột Sống Hoa Kỳ ProChiro
Địa chỉ: 198B Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: (+84-4) 3835 3838; Hotline: 0913 210 555.
Website: prochiro.com.vn
Facebook: facebook.com/ProChiro.vn


Bài viết khác cùng Box :