Trẻ em bị sốt là chuyện thường ngày mà các bà mẹ nên có kiến thức để phòng tránh và xử lý khi trẻ mắc phải. Sốt là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ. Các bà mẹ trẻ thường rất lo lắng mỗi khi bé bị sốt và bối rối không biết phải làm sao. Có người vội vàng mặc thêm cho bé cái áo, bên ngoài lại quấn thêm cái khăn lông dày làm cho trẻ càng nóng hơn. Bà mẹ khác thì dùng nước bỏ đá cục vào để lau mát hạ sốt cho bé.
Khi bé bị sốt trên 39 độ C thường xuất hiện cơn co giật và cơn co giật này mất đi khi hạ thân nhiệt xuống dưới 39 độ. Do vậy các bà mẹ cần nhanh chóng hạ sốt khi trẻ bị sốt cao. Cần cởi bỏ bớt quần áo cho trẻ, dùng thuốc hạ sốt, lau mát, cho trẻ bú hoặc uống nhiều nước và đưa trẻ đến cơ sở y tế và các mẹ nên mua bảo hiểm sức khỏe cho trẻ em để tiện cho việc thăm khám sức khỏe định kỳ và giảm bớt chi phí điều trị tại viện.

Biểu hiện
+ Thân nhiệt bé trở nên nóng hơn rất nhiều.
+ Trẻ quấy khóc, hay dễ nổi cáu.
+ Mệt mỏi.
+ Thở gấp.
+ Ngủ lơ mơ.
Khi bé có những biểu hiện như trên, các bậc cha mẹ cần nhanh chóng đo nhiệt độ cho trẻ. Khi cặp nhiệt độ thì nhiệt độ thân nhiệt cao hơn 37 độ C.
Cách xử lý khi trẻ bị sốt
1. Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ
Sốt có thể là triệu chứng của các bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, viêm phổi, viêm não màng não, do đó cha mẹ nên đưa các cháu đến cơ sở y tế để được khám bệnh, hướng dẫn chăm sóc cho đúng.
- Paracetamol: Thường là thuốc được lựa chọn hàng đầu đối với sốt ở trẻ. Thuốc còn có tác dụng giảm đau. Paracetamol tương đối an toàn, không có nguy cơ gây chảy máu gia tăng và tác dụng không mong muốn về dạ dày - ruột. Liều thường dùng 10-15 mg/kg cân nặng mỗi lần. Có thể lặp lại mỗi 6 giờ nếu trẻ vẫn còn sốt cao. Paracetamol nên có trong tủ thuốc của mỗi gia đình.
Tuy nhiên, paracetamol có thể gây hại cho gan của trẻ khi:
- Dùng quá liều, trên 150 mg/kg/ngày.
- Các liều thấp hơn nhưng được nhắc lại quá nhiều trong thời gian ngắn.
- Đang điều trị bằng các thuốc ảnh hưởng tới chuyển hóa của gan, như điều trị bằng phenytoin, carbamazepin (điều trị động kinh), rifampicin, isoniazid (điều trị lao).
Paracetamol thường dùng đường uống. Đối với trẻ không uống được, có thể dùng dạng đặt trực tràng. Khi trẻ đang bị viêm hậu môn, có chảy máu hậu môn, hay tiêu chảy thì không nên dùng.
- Ibuprofen: Có tác dụng giảm đau, kháng viêm và hạ sốt. Ibuprofen ít có tác dụng không mong muốn đối với dạ dày - ruột hơn, đó là một thuận lợi. Ibuprofen cũng ảnh hưởng tới sự ức chế kết tập tiểu cầu, nhưng tác dụng này có thể hồi phục được. Tác dụng hạ sốt mạnh hơn paracetamol. Liều thường dùng 5-10 mg/kg/lần, mỗi lần cách 6-8 giờ. Tuy nhiên, không dùng ibuprofen trong những trường hợp sau:
- Loét dạ dày - tá tràng. Sốt xuất huyết.
- Dị ứng với ibuprofen hay aspirin và các thuốc chống viêm không steroid khác (hen, viêm mũi, nổi mày đay sau khi dùng).
- Trẻ bị hen hay bị co thắt phế quản, rối loạn chảy máu, bệnh tim mạch, suy gan hoặc suy thận.
2. Lau mát, hạ sốt cho bé khi:
- Bé bị sốt cao trên 40 độ C.
- Bé bị sốt cao kèm co giật hoặc có dấu hiệu sắp sửa co giật.
Chuẩn bị dụng cụ:
- 5 khăn nhỏ để lau mát.
- Thau nước ấm.
- Nhiệt kế.
Cách thực hiện:
- Đặt bé nằm ngửa trên giường.
- Cởi bỏ quần áo trẻ.
- Lấy nhiệt độ bé.
- Rửa tay.
- Chuẩn bị nước lau mát:
+ Cho ít nước lạnh vào trong thau.
+ Cho nước nóng vào, bằng ½ lượng nước lạnh.
+ Kiểm tra nhiệt độ nước bằng cách nhúng khuỷu tay vào thau nước, cảm giác ấm giống như nước tắm em bé.
- Lau mát.
+ Nhúng 5 khăn vào thau nước và vắt hơi ráo.
+ Đặt 2 khăn ở hõm nách, 2 khăn ở bẹn và 1 khăn lau khắp người.
+ Không đắp lên trán vì ít có tác dụng hạ sốt. Không đắp lên ngực vì tăng nguy cơ viêm phổi.
+ Thay khăn mỗi 2-3 phút.
+ Theo dõi nhiệt độ nước, cho thêm nước nóng nếu thấy nước không còn ấm.
+ Lấy nhiệt độ bé mỗi 15 phút, ngưng lau mát khi nhiệt độ dưới 38,5 độ C.
+ Lau khô và mặc quần áo mỏng cho trẻ.
3. Những điều không nên làm khi bé bị sốt:
- Không nên ủ ấm, mặc nhiều lớp quần áo cho trẻ khi đang sốt.
- Không nên nặn chanh vào miệng và mắt trẻ.
- Không nên dùng nước đá lạnh để lau mát hạ sốt cho trẻ.
- Không giật tóc, vỗ vào người trẻ khi trẻ đang bị co giật, càng khiến trẻ bị kích thích, co giật nhiều hơn.
Tóm lại, để chăm sóc tốt nhất cho trẻ và cả gia đình bạn nên mua gói bảo hiểm sức khỏe cho gia đình hay bảo hiểm sức khỏe toàn diện để được miễn phí khám sức khỏe định kỳ và giảm gánh nặng chi phí cho mỗi lần nhập viện.


Bài viết khác cùng Box :