Thời điểm quy trình tiêm chủng ngừa dịch bệnh của chó. Dựa trên nguyên tắc là "cấy" vào cơ thể virus, vi trùng gây bệnh, hoặc một mã gen của chúng (gọi là kháng nguyên "antigen") đã được xử lý an toàn, nhằm kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể sản sinh ra chất có khả năng "trung hòa" tiêu diệt kháng nguyên gọi là "kháng thể - antibody". Việc này phải làm trước khi dịch bệnh tấn công vào cơ thể, khi mắc bệnh rồi thì vaccine xem như vô hiệu. Sau tiêm chủng cơ thể cần có thời gian và được chăm sóc chu đáo về dinh dưỡng, phòng tránh các stress bất lợi thì hiệu quả phòng bệnh mới cao.
Đối với chó, những bệnh dịch thường gặp sau, cần hoặc phải tiêm chủng:
1.Bệnh Dại "Rabies": Điên cuồng, hung dữ, tấn công, cắn xé làm chết người và các động vật có vú khác. Theo Luật thú y Việt nam, toàn bộ đàn chó mèo nuôi phải được tiêm phòng vaccine Dại hàng năm. Ở một số nước trên thế giới không có bệnh Dại (Free from Rabies) như Anh, New-Zealand, Úc... thì việc quản lý, khống chế bệnh Dại cực kỳ nghiêm ngặt. Tất cả chó mèo hoặc động vật có vú khác nhập cảnh đều phải nhốt riêng tại khu cách ly "Quarantine" trong vòng 6 tháng để theo dõi sau đó mới quyết định nhập cảnh hay không.
2.Bệnh Care (Canine Distemper): Do virus gây viêm xuất huyết đường tiêu hóa, tiêu chảy ra máu, nôn mửa, ho khạc kéo dài, động kinh.
3.Bệnh do Pavovirus: Gây nôn mửa, mất nước nhanh, tiêu ra máu hôi tanh, chết nhanh nhất là chó non.
4.Bệnh Viêm gan truyền nhiễm: Môn mửa, tiêu ra máu, đau bụng, co giật
5.Bệnh Lepto: Xoắn khuẩn Leptospirosa gây nôn mửa, tiêu chảy ra máu, vàng da, có thể lây sang người.
6. Bệnh "Viêm khí quản-phế quản truyền nhiễm"(Parainfluenza): Gây viêm khí quản-phế quản, viêm mũi, viêm phổi, ho khan kéo dài, suy kiệt cơ thể rồi kế phát các bệnh dịch khác, rất dễ tử vong với chó non dưới 6 tháng tuổi.
Lịch chủng ngừa có khác nhau phụ thuộc vào chỉ dẫn của từng Hãng sản xuất thuốc.Về cơ bản xin được khuyến cáo như sau:
LỊCH TIÊM CHỦNG
- 8-9 Tuần tuổi: Tiêm mũi 1
- 12-13 Tuần : Tiêm mũi 2 và Bệnh Dại
Tái chủng tất cả các bệnh trên mỗi năm 1 lần
Xem danh sách các bác sĩ thú y uy tín tại Hà Nội
Trường hợp không rõ nguồn gốc chó, tốt nhất tiêm từ đầu kể cả chó trưởng thành. Tiêm nhắc lại có miễn dịch tốt hơn.
Nguồn: hanoipet
Bài viết khác cùng Box :
- 79King game
- Hướng Dẫn 5 Cách Dạy Chó Đi Vệ Sinh
- Yuri Pets - Điểm Đến Hàng Đầu Cho Những Người Yêu Thú Cưng
- 5 phương pháp huấn luyện mèo đi vệ sinh đúng chỗ
- Chấn thương dây chằng, trụ tuyển Ý chia tay Euro 2024
- Mèo cái mấy tháng thì triệt sản được? Chi phí triệt sản mèo cái
- Cắt râu mèo có sao không? Râu mèo có tác dụng gì với mèo?
- Cỏ mèo có hại không? Tác dụng của Cỏ mèo và Cách sử dụng
- Nuôi thỏ có cho uống nước không? Cách cho thỏ uống nước
- Nuôi thỏ có hôi không? 4 cách nuôi thỏ không hôi Đơn giản
- Chuột hamster ăn nho được không? Những điều cần lưu ý khi ăn
- 6 Dấu Hiệu Hamster Bị Sốc Nhiệt Và Các Bước Xử Lý Hiệu Quả
- Chuột hamster bị ướt bụng và 2 cách giải quyết hiệu quả
- Chuột Hamster giật mình chết: 4 Nguyên nhân và 4 cách tránh
- Chuột Hamster Winter White trà sữa và Những điều cần biết
- Chuột Hamster Bị Lòi Mắt: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý
- Tại sao Chuột Hamster cắn chuồng? Cách xử lý hiệu quả
- Chuột Hamster bị rụng lông phải làm sao? Ăn gì để mọc lông?
- Chuột Hamster bị nổi hạch (nổi cục U) ở chân, bụng thì làm sao?
- 5 Dấu hiệu Hamster bị nấm và Cách trị nấm đơn giản, hiệu quả
- 8 Dấu hiệu Chuột Hamster sắp chết và 3 cách cứu cần biết
- Hamster mắt đỏ là loại gì? Cách nuôi chuột Hamster mắt đỏ
- Chuột hamster giao phối cận huyết và 4 lợi ích, tác hại
- Hamster bao nhiêu ngày thì tách mẹ? Những lưu ý cần nắm
- Phân biệt Chuột Hamster Đực và Cái đơn giản, chính xác nhất
- Làm thế nào để dắt một con chó chỉ muốn chạy?
- Thức ăn cho chó – Làm thế nào để kiểm soát chế độ ăn của vật...
- Chó khó thở, phải làm gì?
- Sự xuất hiện của hội chứng Down ở chó
- Làm thế nào để khiến con chó của bạn thử các nhãn hiệu thức ăn...
Tags: