Mỗi gia đình nên có một tủ thuốc nhỏ với các loại thuốc thiết yếu cho những bệnh thường gặp.





Tủ thuốc nên để ở nơi khô ráo, thoáng mát, không có ánh nắng rọi trực tiếp và tránh xa được tầm với của trẻ nhỏ.

Hàng năm, bạn nên tiến hành rà soát tủ thuốc một lần để loại bỏ những thuốc đã hết hạn sử dụng. Tốt nhất là nên giữ nguyên bao bì của những loại thuốc đã mua vì trên đó bạn có thể biết thông tin quan trọng như hạn sử dụng, liều dùng, cách bảo quản.

Những thuốc thông thường cần có trong tủ thuốc gia đình

1- Thuốc giảm đau và hạ sốt. Nên chuẩn bị sẵn một ít thuốc paracetamol 500mg để giúp giảm đau và hạ sốt. Nếu trong nhà có trẻ nhỏ, bạn có thể mua và dự trữ sẵn efferalgan hàm lượng 80mg, 150mg và 300mg dạng gói hoặc đặt hậu môn, riêng thuốc đặt hậu môn tốt nhất nên được bảo quản trong tủ lạnh. Dạng 80mg dùng cho trẻ từ 4-6kg, tức là trẻ từ 1-5 tháng tuổi. Dạng 150mg dùng cho trẻ có cân nặng từ 7-12kg, tức là từ 6 tháng đến 1 tuổi. Dạng viên đạn 300mg dùng cho trẻ từ 13-24kg, tức là trẻ từ 2-9 tuổi. Khi sử dụng thuốc hạ sốt, các lần dùng nên cách nhau khoảng 6 giờ (nếu dùng quá liều có thể gây ngộ độc).

2- Thuốc đau bụng. Smecta, hydrite là những thuốc đau bụng nên có trong tủ thuốc gia đình để phòng trường hợp có người trong gia đình bị bệnh tiêu chảy và mất nước. Đối với người lớn dùng 1 gói smecta/ 1 lần, trẻ em ½ gói/ 1 lần. Đồng thời, cho trẻ uống dung dịch Oresol để bù nước cho trẻ (chú ý pha đúng tỉ lệ được hướng dẫn trên bao bì sản phẩm để tránh ngộ độc).

4- Thuốc sát trùng. Trong tủ thuốc gia đình nên có 1 lọ betadine, thuốc sát trùng thông dụng để sát trùng vết thương ngoài da, đồng thời chống nhiễm trùng cho vết thương.

5- Nước muối sinh lý Dung dịch NaCl 0,9% (còn gọi là nước muối sinh lý) được dùng để nhỏ mắt, mũi khi bé bị sổ mũi, nghẹt mũi hoặc đơn giản là làm sạch mắt và mũi của bé.

5- Bông, băng, gạc y tế. Nên có sẵn bông, băng dán cá nhân, băng gạc và băng dính để lau chùi và băng bó vết thương. Nếu trong nhà có trẻ nhỏ bạn cũng có thể chọn loại miếng dán có hình họa để tạo cảm giác vui mắt cho bé.

6- Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị một ít cao dán salonpas để điều trị cơn đau bên ngoài, cứu trợ tạm thời đau nhức các cơ và khớp, đau lưng, viêm khớp, vết bầm tím và bong gân.

7- Nhiệt kế tự động. Cần đưa bé đi khám với bác sỹ nếu cơn sốt vượt trên mức 39oC. Điều này có thể là dấu hiệu của một số bệnh nào khác.

8- Bộ đo huyết áp tự động. Nếu trong gia đình có người cao tuổi, bạn nên có sẵn máy đo huyết áp tự động.

Lưu ý: Không nên dùng aspirin cho trẻ nhỏ, đặc biệt là khi nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết, vì dù giảm đau và hạ nhiệt tốt nhưng aspirin lại gây nhiều tác dụng phụ, đặc biệt gây tổn hại niêm mạc dạ dày – tá tràng và tăng nguy cơ xuất huyết cho trẻ.

Hãy lưu ý rằng nếu dùng thuốc thông thường trị các rối loạn nhẹ ở trẻ sau 2 ngày mà không thấy đỡ phải đưa trẻ đến bác sĩ khám bệnh.

Không nên lạm dụng thuốc tự chữa bệnh khi không đơn của bác sĩ sẽ dẫn tới hậu quả không mong muốn như trong bài viết này: http://suckhoetoday.com/threads/1712...-cuu-chua.html

Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ. Do đó, không được dùng thuốc của người lớn chia nhỏ ra để cho trẻ uống.

Và một điều rất quan trọng là cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi cho trẻ sử dụng thuốc.

Nguồn: Bệnh viện Việt Pháp


Bài viết khác cùng Box :