SONHA AUTO tự hào 20 năm lắp đặt cửa trượt tự động và Tư vấn lắp cổng tự động cho biệt thự số 1 Việt Nam. Các Sản phẩm & Dịch vụ khác về cua tu dong:
- Triển khai Sửa chữa cửa tự động chuyên nghiệp
- Update các tính năng mới của Cửa tự động Nhật Bản - NABCO - Thương hiệu số 1 thế giới
- Cam kết chất lượng sản phẩm Cửa tự động Hàn Quốc - SWICO - Thương hiệu số 1 Hàn Quốc

--------------------------------------------------------

TOP FORUM ĐĂNG KÝ FREE


Diễn đàn làm đẹp --- Rao vặt thái nguyên --- Diễn đàn sức khỏe --- Diễn đàn thời trang --- Diễn đàn nội thất --- Diễn đàn vật liệu xây dựng --- Diễn đàn thiết bị xây dựng --- Diễn đàn xây dựng--- Diễn đàn máy móc--- Diễn đàn máy miền bắc


Hiện kết quả từ 1 tới 1 của 1

Chủ đề: 18 bức hình đầy ám ảnh của phụ nữ trong lúc vượt cạn

  1. #1
    Super Moderator
    Tham gia ngày
    Aug 2013
    Yahoo : kiuxu2015
    Bài gửi
    661
    Thanks
    4
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    18 bức hình đầy ám ảnh của phụ nữ trong lúc vượt cạn

    ID topic : 17472    Ngày gửi : 10-22-2015 10:28 AM 

    Nhiếp ảnh gia Moa Karlberg đang sinh sống ở Stockholm (Thụy Điển) đã có ý tưởng chụp cận cảnh gương mặt của các bà mẹ trong lúc sinh nở với ý mong muốn làm nổi bật sự khác biệt trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản của các bà mẹ ở Châu Âu và châu Phi.

    Moa Karlberg*đã tham gia theo dõi quá trình sinh nở của rất nhiều phụ nữ đang sinh sống Thụy Điển và Tanzania để cho ra đời bộ ảnh đen trắng có tên Hundred Times The Difference (Hàng trăm sự khác biệt). Cô cho biết mình đã ở bên các bà mẹ trong lúc vượt cạn, quá trình sinh nở của các mẹ cũng diễn ra khác nhau, có mẹ nhanh thì 10 phút và có những mẹ lâu nhất là 18 giờ.




    Phụ nữ Thụy Điển được hưởng những dịch vụ trong chăm sóc sinh sản tốt hơn phụ nữ ở*Tanzania.

    Trong khi ở châu Âu các bà mẹ ở Thụy Điển được sử dụng thuốc giảm đau, oxit nitơ và có những sự trợ giúp y tế đầy đủ thì những phụ nữ ở Tanzania phải sinh nở trong những bệnh viện thiếu thốn về những điều kiện y tế cơ bản như việc cung cấp máu, sữa công thức và rất ít nữ hộ sinh được đào tạo chuyên nghiệp.

    Tuy được chứng kiến cảnh sinh nở*trong hoàn cảnh khác nhau khá rõ rệt nhưng Moa chia sẻ với tờ Femail:"Tôi bị ấn tượng mạnh bởi những nét tương đồng trong biểu cảm của những người phụ nữ khi sinh nở. Tất cả họ đều trải qua các giai đoạn đau đớn như nhau. Dù rằng họ là phụ nữ ở đâu đi nữa".












    Những biểu cảm đầy sức "nặng" mà nhiếp ảnh gia này đã ghi lại được.*

    “Tôi cũng được chứng kiế sự khác biệt lớn về những biến chứng phát sinh trong quá trình sinh nở.”.*

    "Nhiều cơ sở y tế ở Tanzania thiếu nguồn lực và trang thiết y tế ví dụ như các chuyên gia giỏi, việc gây mê, cung cấp máu, chăm sóc sớm và sữa bột còn hạn chế. Một số phụ nữ ở đây còn phải chịu cảnh ở quá xa các cơ sở y tế và không thể tiếp cận được sớm, thiếu bác sỹ giỏi. Đây những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc tỷ lệ các bà mẹ tử vong trong lúc sinh nở ở đây rất cao". cô chia sẻ thêm.

    Cô cho biết ý tưởng chụp bộ ảnh này này bắt đầu khi cô còn là thực tập sinh cho một tờ báo Thụy Điển. Lúc đó cô được cử đi theo một phóng viên để ghi lại khoảnh khắc vượt cạn của một phụ nữ.

    Cô cho biết: "Ở trong căn phòng nhỏ, được chứng kiến cảnh phụ nữ sinh nở đầy đau đớn đã gây ấn tượng mạnh mẽ trong tôi. Đó là một trong những tình huống thực tế nhất mà tôi đã từng chụp ảnh. Nhiều năm sau, tôi bắt đầu với dự án của riêng mình".

    "Tôi bắt đầu vào năm 2012 tại Thụy Điển khi có rất nhiều các bà mẹ yêu cầu tôi đến để chụp ảnh sinh nở của họ làm kỷ niệm".*





    "Tôi quyết định chỉ chụp khuôn mặt của phụ nữ trong lúc sinh nở - không hề có bất kì bộ phận cơ thể nào khác. Tôi nghĩ rằng những bức ảnh chỉ có khuôn mặt đôi khi còn ám ảnh và có sức “nặng” hơn cả việc chụp lại toàn bộ cơ thể người mẹ lúc sinh".

    Những biểu cảm trên gương mặt người mẹ trẻ có thể nói lên rất nhiều điều và hầu như ai cũng có thể nhận ra và thấu hiểu tất cả những điều đó.





    “Việc chỉ chụp phần mặt khiến tôi có cảm giác đỡ “xâm phạm” hơn và khiến những bà mẹ đỡ xấu hổ hơn. Sinh nở là khoảnh khắc riêng tư mà các bà mẹ thường ít khi muốn chia sẻ. Tôi rất trân trọng từng khoảnh khắc vì tôi là người ngoài duy nhất được vào phòng sinh và chứng kiến khoảnh khắc thiêng liêng nhất đó. Tôi có thể ra ngoài nếu các bà mẹ cảm thấy không thoải mái. Nhưng không, không ai nói tôi ra ngoài cả".

    Moa Karlberg cũng cho biết trong rất nhiều bức ảnh, phụ nữ Tanzania trông bình tĩnh hơn và thoải mái hơn so phụ nữ Thụy Điển.*





    "Phụ nữ Thụy Điển thường la hét nhiều hơn có lẽ bởi vì mọi người đều có phòng riêng trong lúc sinh, trong khi phụ nữ Tanzania thường chia sẻ phòng sinh với nhiều người khác".

    "Sau khi chứng kiến việc sinh nở, tôi nhận ra những phụ nữ ở Thụy Điển thật may mắn khi được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng hàng đầu và tỷ lệ tử vong bà mẹ ở đây cũng cực kỳ thấp. Tôi nghĩ rằng thật không công bằng khi còn rất nhiều phụ nữ trên thế giới phải chịu cảnh thiếu thốn như phụ nữ ở*Tanzania. Sinh con trong hoàn cảnh an toàn phải là một quyền con người mà bất kì phụ nữ nào cũng xứng đáng được hưởng", cô chia sẻ thêm về những trăn trở của mình.





    Cô hy vọng dự án ảnh của mình sẽ giúp cộng đồng nâng cao nhận thức về việc sinh nở và những đặc quyền phụ nữ ở các quốc gia khác xứng đáng được hưởng.

    *Moa Karlberg hy vọng qua bộ ảnh này, các quốc gia có thể nâng cao nhận thức về vấn đề sinh nở của các bà mẹ và quan tâm đến đến việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ.


    (Nguồn: Dailymail)





    Nguồn: Diễn Đàn sức khỏe Việt Nam - Chuyên Mục CHĂM SÓC MẸ VÀ BÉ

    Bài viết khác cùng Box :




    Tags:

    Lần sửa cuối bởi admin; 10-22-2015 lúc 10:43 AM

Chi tiết chủ đề

Người dùng duyệt chủ đề

Hiện tại có 1 người đang xem chủ đề này. (Gồm có 0 Thành viên và 1 Khách)

Diễn đàn sức khỏe việt nam Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •  
Lưu ý: Thông tin trên Diễn đàn Suckhoetoday.com chỉ có tính chất tham khảo, không tự ý áp dụng.Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.
Website đang chạy phiên bản thử nghiệm chờ xin giấy phép của Bộ Thông Tin và Truyền Thông.

Chúng tôi không chịu trách nhiệm trên các quảng cáo của người dùng đăng tải trên diễn đàn. Các trường hợp vi phạm, chúng tôi sẽ tiến hành xử lý xóa bỏ ngay lập tức.
Nếu bạn nhận thấy quảng cáo vi phạm, xin vui lòng gởi thông báo cho chúng tôi, xin cám ơn!.