Sâm ngọc linh kon tum có thành phần hóa học saponin cao nhất thế giới là nghiên cứu được công bố từ năm 1978 của Bộ Y tế Việt Nam. Nghiên cứu này đã đóng góp quan trọng đối với nền y học thế giới. Vậy sâm Ngọc Linh có bao nhiêu thành phần saponin và những thành phần này có công dụng gì?

Sâm Ngọc Linh Việt Nam là loài sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới và chỉ mọc ở độ cao trên 1200m so với mực nước biển trở lên, được phát hiện lần đầu vào năm 1973. Sâm Ngọc Linh còn được biết đến với các tên gọi khác nhau như: sâm đốt trúc, trúc tiết nhân sâm, sâm Khu Năm, sâm Việt Nam, người đồng bào dân tộc còn gọi sâm Ngọc Linh là cây thuốc giấu chữa bách bệnh.



Thành phần sâm Ngọc Linh lên 52 loại saponin khác nhau ( theo kết quả nghiên cứu của Bộ Y tế Việt Nam năm 1978). Trong 52 loại saponin này, có đến 26 saponin có cấu trúc hóa học thường thấy trong các loại sâm khác như sâm Hàn Quốc, sâm Nhật Bản, sâm Tây Dương và 26 loại saponin có cấu trúc mới, không giống những loại khác.

Không những thế, trên lá, thân của sâm còn được xác định là có 19 saponin dammaran phân lập, trong đó có khoảng 8 saponin có cấy trúc mới. Trong thành phần sâm Ngọc Linh chắc chắn không thể không kể đến thành phần dược lý quan trọng gồm 17 acid amin, 20 chất khoáng vi lượng và hàm lượng tinh dầu là 0,1%.

Số lượng lớn saponin đã tạo nên sự quan trọng trong việc tìm ra sâm Ngọc Linh đối với nền y dược trên khắp thế giới. Sâm Ngọc Linh khủng càng lâu năm thì càng mang đến giá trị cao khi sử dụng và giá thành sẽ càng đắt.

Sâm Ngọc Linh có chứa chủ yếu là các saponin triterpen nhưng cũng là một trong những loài sâm có hàm lượng saponin khung pammaran cao nhất và số lượng nhiều nhất so với các loài sâm chi Panax cùng loại. Ngoài ra, sâm Ngọc Linh Việt Nam cũng có rất ít saponin thuộc nhóm olean,, chủ yếu gồm ginenosid-Ro và hemslosid-Ma3. Các saponin có cấu trúc mới trong sâm Ngọc Linh là vina-ginsenosid.



Công dụng sâm ngọc linh là gì thì thời xa xưa trong dân gian, sâm Ngọc Linh chủ yếu được dùng như một loại thuốc để cầm máu, làm lành vết thương, trị sốt rét, đau bụng, phù thũng. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về tác dụng dược lý thì thấy rằng sâm Ngọc Linh có khá nhiều tác dụng như:

Kích thích hệ miễn dịch, chống stress vật lý, bảo vệ tế bào gan, phòng chống ung thư và gia tăng sức đề kháng, cải thiện trường hợp suy nhược thần kinh và sinh dục, nâng cao huyết áp của những người huyết áp thấp.

Hàm lượng saponin của sâm Ngọc Linh có cấu trúc mạch nhánh ocotillol, nhất là chất majonosid R2 ( chiếm khoảng nửa lượng saponin toàn phần nên có tác dụng rất tốt với chứng viêm họng, đóng vai trò như một chất chống ung thư ( anti-cancer prototing agent) quan trọng.

Đặc biệt : sâm Ngọc Linh còn có thể dùng để hiệp lực với thuốc kháng sinh, thuốc trị bệnh tiểu đường hiệu quả, kháng khuẩn trực tiếp mà sâm Trung Quốc và sâm Triều Tiên không có được.

Hiện nay, giá trị kinh tế sâm Ngọc Linh rất cao. Bình quân mỗi cây sâm Ngọc Linh khủng có niên đại từ vài chục năm trở lên sẽ có giá hàng trăm triệu đồng, còn sâm Ngọc Linh 8 - 10 năm tuổi sẽ có giá hơn 15 triệu đồng/ kg. Chính vì thế, ngoài việc phát triển cây sâm Ngọc Linh như một loại cây có giá trị kinh tế thì việc nhân giống, phát triển sâm còn có giá trị bảo tồn dược liệu quý hiếm của Việt Nam. Chính vì vậy mà hàng giả trên thị trường khá nhiều và cách phân biệt sâm ngọc linh thật giả như thế nào thì không phải ai cũng biết.


Bài viết khác cùng Box :