Thoái hóa cột sống là bệnh lý rất phổ biến, chiếm trên 60% bệnh lý chỉnh hình cột sống. Nhiều người vẫn nghĩ thoái hóa cột sống chỉ xảy ra với những người thường xuyên lao động nặng, tuy nhiên những người thường xuyên ngồi nhiều, ngồi sai tư thế như dân văn phòng cũng có nguy cơ cao mắc bệnh thoái hóa cột sống. Thoái hóa lâu ngày sẽ dẫn đến vôi hóa cột sống rất khó điều trị.

Chị Nguyễn Thị Đức Tâm - nhân viên truyền thông, 29 tuổi ở Mỹ Đình, Hà Nội thường xuyên cảm thấy nhức hai hố mắt vào buổi sáng, mờ và hoa mắt, nhức đầu, ù tai. Ban đầu chị nghĩ là do ban ngày đi làm ở công ty chị dùng máy tính quá nhiều, tối về nhà lại thường kê gối nằm cao xem phim hoặc đọc báo trên điện thoại. Đến khi đi khám chị mới tá hỏa khi biết mình không phải bị bệnh về mắt mà bị thoái hóa cột sống cổ do thường xuyên sinh hoạt và làm việc không đúng tư thế.



thoái hóa cột sống, thoai hoa cot song that lung



Dân văn phòng ngồi máy tính nhiều dễ bị thoái hóa cột sống



Theo nghiên cứu, thoái hóa cột sống thường xuất hiện ở lứa tuổi 35 - 40 và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Bệnh thường gặp ở nhân viên văn phòng do đây là nhóm đối tượng làm việc trong những tư thế gò bó kéo dài, ít vận động, thường xuyên thức khuya, thiếu ngủ cũng gây ra thoái hóa cột sống. Có hai loại thoái hóa cột sống:



Thoái hóa cột sống thắt lưng



Nếu bị thoái hóa ở thắt lưng, người bệnh thường đau phần dưới của lưng âm ỉ, có thể đau đột ngột sau khi mang vác nặng, sau khi vận động nhiều, sau khi thay đổi tư thế hoặc thay đổi thời tiết. Đau liên tục hoặc từng đợt, hay tái phát, có khi đau phối hợp với đau thần kinh tọa. Cột sống thắt lưng có thể biến dạng, vẹo làm hạn chế vận động. Nếu được nằm nghỉ, người bệnh thường giảm đau.



Thoái hóa cột sống cổ



Nếu bị thoái hóa vùng cột sống cổ, bệnh nhân sẽ thấy nhức đầu vùng thái dương, trán, hai hố mắt vào buổi sáng; có khi tê tay do đám rối thần kinh cánh tay bị chèn ép; kèm theo chóng mặt, ù tai, nhức đầu, hoa mắt; cột sống cổ biến dạng, vẹo, hạn chế vận động, co cứng cạnh cổ. Đau vùng cổ gây hạn chế vận động, đau tăng khi mệt mỏi, căng thẳng, lao động nặng hay khi thay đổi thời tiết.



Điều trị và phòng ngừa thoái hóa cột sống như thế nào?

Nguyên tắc điều trị chung của bệnh bao gồm giảm đau như nghỉ ngơi, tập các bài tập nhẹ nhàng, dùng thuốc giảm đau thông thường như paracetamol hoặc thuốc kháng viêm, giảm đau không steroide. Đặc biệt, áp dụng các phương pháp phòng ngừa bệnh và phòng ngừa biến chứng là quan trọng nhất.

Để phòng tránh thoái hóa cột sống, các chuyên gia y tế đưa ra lời khuyên:
Dù đang làm bất cứ công việc gì, bạn cũng cần rèn luyện một cơ thể khỏe mạnh và đặc biệt là một cột sống vững chắc, ngay từ còn trẻ bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.

Riêng nhóm đối tượng là nhân viên văn phòng, điều quan trọng là biết giữ gìn tư thế cột sống đúng trong sinh hoạt và làm việc hằng ngày. Bên cạnh đó, trong ăn uống, nên lựa chọn các thực phẩm có chứa nhiều vitamin B1, B2, Vitamin K, Glycin, Canxi... để giúp xương chắc khỏe, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa thoái hóa cột sống cũng như vôi hóa cột sống.


Bài viết khác cùng Box :