Trí óc của trẻ có thể được phát triển thông qua những trò chơi tự do. Theo Tiến sĩ David Elkind, những trò chơi như nhảy dây là rất cần thiết trong giai đoạn phát triển của trẻ, vì nếu chơi trò chơi, giờ nghỉ của trẻ có cảm giác được rút gọn, trẻ sẽ cảm thấy lúc nào cũng bận rộn. Tiến sĩ cũng nói thêm: “Thông qua những trò chơi, trẻ còn có được cả những trải nghiệm học tập, và những trải nghiệm ấy giúp phát triển kĩ năng giao tiếp, trí thông minh về cả tư duy lẫn cảm xúc của trẻ”.
*


Những trò chơi như nhảy dây vừa tốt cho trí óc, vừa tốt cho thể chất trẻ.*

2. Trò*chuyện với cha mẹ

Rất nhiều cha mẹ phàn nàn về việc con mình không chịu làm bài tập, phụ huynh và trẻ tranh luận rất nhiều về điều đó và làm không khí hòa thuận của gia đình bị ảnh hưởng.*

Thay vì trách mắng con mình về vấn đề ấy, cha mẹ có thể dành thời gian để nói chuyện thân tình với con. Có thể trẻ đã rất mệt và không thể làm bài tập được. Và những cuộc trò chuyện còn giúp trẻ học thêm về cách nói chuyện và cách sống biết thông cảm.*
Theo ước tính, có khoảng 25 đến 30 phần trăm trẻ em không được ngủ đủ giấc. Thiếu ngủ có thể dẫn đến đủ loại vấn đề ở trẻ như thiếu tập trung, kết quả học tập kém, dễ cáu giận và tăng cân. Chỉ cần tăng thời gian ngủ lên một chút thôi là cũng có thể tạo ra điều khác biệt. Nghiên cứu cho thấy, 20 phút ngủ thêm mỗi ngày cũng giúp cải thiện kết quả học tập của trẻ.*


4. Tự đọc sách

Cha mẹ nào cũng biết rằng hình thành những thói quen tốt là điều tối quan trọng để trẻ học tập tốt. Thói quen tự đọc sách được khuyến khích hàng đầu. Sự thật là bài tập về nhà sẽ “lấn át” không nhỏ tới thời gian đọc sách của trẻ.*
*


Thói quen đọc sách giúp bé học tập tốt hơn nhiều so với làm bài tập.

5. Chơi giải câu đố

Hãy khuyến khích con dành thời gian chơi trò giải đố hàng tuần để bé vừa được giải trí và tự tin về kiến thức. Những câu đố này*thường có sẵn rất nhiều trên báo, sách hoặc trên Internet.

6. Nghịch bẩn một chút
Cha mẹ thường rất ngại cho con chơi với bùn đất, nhưng thực tế những hoạt động ngoài trời như vậy rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Khi trẻ dùng tay nhào đất sét hay vẽ tranh bằng những ngón tay, đó là khi cảm giác của trẻ được kích thích. Nhờ kích thích xúc giác, trẻ học được rằng quá trình làm ra sản phẩm quan trọng hơn kết quả. Trẻ còn học được cách sử dụng nguyên liệu sáng tạo.


7. Chơi nhạc cụ

Những đứa trẻ tham gia các hoạt động nghệ thuật như ca hát hay chơi nhạc cụ thường có khả năng đọc hiểu vượt trội.
*


Nếu có thời gian, hãy cho bé đi học chơi một loại nhạc cụ*nhé!

8. Đến chơi nhà ông bà
Trẻ có thể học được rất nhiều điều nếu bạn khuyến khích bé ở bên ông bà. Trẻ có thể học được về vai trò của người lớn trong cuộc sống và cách chúng ta hòa giải các xung động, chăm sóc gia đình.*


9. Tập vẽ tranh

Đối với những trẻ gặp khó khăn trong việc diễn tả ý nghĩ bằng lời, vẽ là một cách lý tưởng để trẻ thư giãn và giao tiếp với người khác.*
*


Bé có thể bộc lộ*được nhiều điều qua tranh vẽ.

10. Chơi trò đóng vai
Trò chơi này không chỉ đặc biệt thú vị với các bé mà còn vô cùng tốt cho sự phát triển của các bé. Khi bé tưởng tượng mình là siêu anh hùng, nữ hoàng, nhà thiết kế, v.v và nói chuyện với các con thú nhồi bông, búp bê (“người mẫu” của bé), bé sẽ học được các kĩ năng xã hội, kĩ năng sáng tạo và kĩ năng xử lý vấn đề.*
Trẻ cũng cần hoạt động thể chất như người lớn. Những đứa trẻ thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao có tim, phổi và xương khỏe hơn hẳn. Thể thao còn giúp làm giảm nguy cơ bệnh ung thư và thừa cân. Những hoạt động thể thao ngoài trời còn giúp trẻ thư giãn và yêu đời hơn.*


Cha mẹ nên khuyến khích những hoạt động thể chất*ngoài trời như đạp xe.
Những dự đoán về thành công của trẻ trong tương lai có thể dựa vào việc bé có sẵn sàng giúp đỡ bạn việc nhà không, cụ thể là bé có tự biết dọn phòng mình không. Thay vì bảo bé dành cả buổi chiều để làm bài tập, bạn có thể rủ bé giúp mình làm việc nhà. Theo Nhà Nghiên cứu Marty Rossman, qua việc khuyến khích con làm việc nhà, cha mẹ có thể dạy con về tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với gia đình và bé sẽ có ý niệm phải chăm sóc gia đình.*


Nguồn: parent





Nguồn: Diễn Đàn sức khỏe Việt Nam - Chuyên Mục CHĂM SÓC MẸ VÀ BÉ


Bài viết khác cùng Box :