Bệnh còi xương không chỉ xuất hiện ở những trẻ biếng ăn, thiếu chất dinh dưỡng, thể trạng thấp, trẻ nhẹ cân. Trên thực tế, trẻ bụ bẫm vẫn có thể mắc bệnh còi xương.
Biểu hiện của bệnh còi xương thể bụ.

Trẻ mắc bệnh còi xương thể bụ cũng có những biểu hiện gần giống với bệnh còi xương thông thường như: Trẻ thường hay quấy khóc, nôn trớ, ngủ không yên giấc, ra mồ hôi trộm, rụng tóc hình vành khăn sau gáy.

Nhìn bề ngoài trẻ có thân hình mập mạp, bụ bẫm tuy nhiên hệ xương bên trong của trẻ rất mềm yếu, các cơ không được rắn chắc khiến trẻ chậm biết đi, khó khăn trong vận động…

Tại sao trẻ bụ bẫm lại bị còi xương?

Bệnh có nhiều nguyên nhân, song những nguyên nhân dưới đây là phổ biến:

– Cha mẹ giữ trẻ trong nhà, ít cho trẻ đi tắm nắng khiến trẻ không hấp thu đủ vitamin D. Bên cạnh đó, cha mẹ cho trẻ ăn bột quá sớm có thể gây cản trở đến việc hấp thu canxi của trẻ.

– Những trẻ đẻ non, sinh đôi, trẻ không được bú mẹ và những trẻ sinh vào mùa đông có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

– Chế độ ăn uống của trẻ thiếu canxi, phốt pho, vitamin và khoáng chất cần thiết.

– Trẻ mắc các bệnh rối loạn tiêu hóa hay tiêu chảy dẫn đến giảm khả năng hấp thụ các dưỡng chất.

– Yếu tố di truyền cũng có thể là nguyên nhân mắc bệnh còi xương ở trẻ.

Khắc phục tình trạng còi xương thể bụ ở trẻ

Trẻ còi xương thể bụ thì cân nặng đã tốt, cha mẹ chỉ cần chú ý bổ sung những thực phẩm giàu canxi và tăng cường khả năng hấp thu canxi cho trẻ. Cụ thể như sau:

- Các loại trái táo, bưởi… rất giàu canxi lại ít đường rất tốt cho trẻ thừa cân.

- Các loại thực phẩm như: thịt nạc, cá, tôm,…giàu canxi, cung cấp năng lượng vừa phải.

Cha mẹ chú ý cho trẻ uống sữa tách chất béo hoặc sữa tươi không đường, vẫn đủ dưỡng chất mà không làm trẻ tăng cân.

Cha mẹ cần hạn chế các đồ ăn giàu tinh bột, đạm và chất béo. Bên cạch đó bổ sung các thực phẩm chức năng tăng cường hấp thu cho trẻ cũng giúp cải thiện tình trạng trẻ còi xương.

Bài viết khác cùng Box :