- Nấu chín thực phẩm, hạn chế sử dụng các thực phẩm tái, sống, đặc biệt các thực phẩm là thịt, cá, hải sản, trứng cần được lưu ý nấu chín kỹ. Tôm luộc sôi trong ít nhất 5 phút hoặc cho tới khi vỏ chuyển sang màu đỏ. Các loại ngao, sò cần được luộc sôi hoặc hấp sôi cho đến khi mở vỏ, sau đó đun thêm 3-5 phút nữa. Đây là lưu ý quan trọng để phòng tránh ngộ độc thực phẩm.


- Không rã đông các thực phẩm đông lạnh ở nhiệt độ phòng. Thay vào đó, bạn có thể chuyển thực phẩm từ ngăn đông lạnh sang ngăn làm lạnh và để đó 1-2 ngày, hoặc rã đông bằng cách ngâm trong nước lạnh. Nếu rã đông bằng lò vi sóng hoặc ngâm nước lạnh thì ngay sau đó bạn cần nấu ngay thực phẩm.

- Đối với măng, khi chế biến, bạn nên rửa kỹ, ngâm măng trong nước nhiều giờ và luộc qua 1-2 lần trước khi ăn để tránh bị ngộ độc. Rửa rau quả tươi kỹ, rửa kỹ dưới vòi nước chảy. Không dùng xà phòng hoặc các chất tẩy để rửa rau quả. Có thể dùng bàn chải nhỏ đề cọ rửa các chất bẩn trên bề mặt rau quả.


- Sau khi nấu xong thức ăn, cần ăn ngay, không để nhiễm bẩn giữa các thực phẩm với nhau. Không nên để các thực phẩm đã được nấu chín ở bên ngoài quá 2 giờ. Các vi khuẩn gây bệnh sẽ phát triển ở nhiệt độ từ 5 - 60 độ C.


- Dùng thớt riêng biệt: Khi chuẩn bị nấu thức ăn nên sử dụng các thớt khác nhau, một cái để cắt rau củ, một cái để cắt thịt cá sống, 1 cái để thái đồ đã chín. Sau khi dùng xong, phải đảm bảo rửa dao, thớt thật kỹ bằng xà phòng và nước ấm, sau đó lau khô mới được dùng. Chỉ sử dụng thớt bề mặt nhẵn làm bằng gỗ cứng hoặc chất liệu cứng, không xốp, không có các lỗ nhỏ hoặc vết rạn, nứt.


- Không sử dụng dầu mỡ chiên qua, chiên lại quá nhiều lần. Không dùng chung bát đũa để đồ sống, đồ chín rồi ăn luôn.


- Luôn lau chùi, giữ vệ sinh nhà bếp, bếp ga được sạch sẽ. Vệ sinh bồn rửa định kỳ bằng dung dịch tẩy rửa bếp vì đây cũng là môi trường tốt để vi trùng phát triển.


- Vệ sinh nắp, mép hộp trước khi mở các thực phẩm là đồ hộp. Để các dụng cụ ép, nghiền, xay thực phẩm riêng rẽ và vệ sinh ngay sau khi sử dụng.


- Không để các động vật như ruồi, nhặng, chuột, chó, mèo tiếp xúc với thực phẩm bởi động vật thường chứa các vi trùng gây bệnh qua thực phẩm. Tốt nhất bạn nên bảo quản thực phẩm trong các vật chứa được đóng kín.


- Các thực phẩm còn thừa sau khi ăn cần được bảo quản ngay trong tủ lạnh: Các thực phẩm có kích cỡ lớn nếu có thể thì tách ra thành các phần nhỏ hơn và bảo quản riêng rẽ trong tủ lạnh. Các thức ăn thừa được bảo quản chỉ nên sử dụng trong vòng 3 ngày.


Bài viết khác cùng Box :