Tăng huyết áp thai kỳ hay còn gọi là chứng tăng huyết áp khi mang thai là một bệnh lý nguy hiểm. Đây cũng là nguyên nhân gây ra các biến chứng, thậm chí tử vong cho cả mẹ và thai nhi.


Tăng huyết áp thai kỳ có thể được chẩn đoán dựa vào trị số huyết áp đo được hoặc dựa vào sự tăng huyết áp tương đối so với trước khi mang thai. Khi huyết áp trên 140/90mmHg thì được gọi là tăng huyết áp. Nếu huyết áp tâm thu tăng trên 30mmHg hoặc huyết áp tâm trương tăng trên 15mmHg so với mức huyết áp đo được ở thời điểm trước khi mang thai thì cũng được gọi là tăng huyết áp thai kỳ.


Ngày nay có khoảng 15% phụ nữ mang thai bị tăng huyết áp và 25% trường hợp đẻ non do tăng huyết áp, trong đó, tiền sản giật và sản giật là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất.

Có nhiều nguyên nhân gây tăng huyết áp trong thai kỳ như gia đình có người bị cao huyết áp, tuổi sản phụ quá cao…
Một số nguyên nhân gây ra chứng tăng huyết áp thai kỳ: Tuổi của sản phụ quá cao (trên 35 tuổi). Gia đình có người bị tăng huyết áp, thai phụ quá cân, trước khi mang thai đã bị bệnh tăng huyết áp, viêm thận mạn tính, đái tháo đường. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng lúc mang thai cũng là nguyên nhân gây tăng huyết áp. Kèm theo đó là chứng thiếu máu trầm trọng, chửa sinh đôi, sinh ba, thai phụ có nước ối quá nhiều, thời tiết thay đổi đột ngột, nóng lạnh thất thường…
Ảnh hưởng của chứng tăng huyết áp thai kỳ
Hậu quả lâu dài trên hệ tim mạch: Những người bị tăng huyết áp ở lần mang thai đầu có nguy cơ cao bị tăng huyết áp ở lần mang thai sau. Họ còn có nguy cơ bị tăng huyết áp và đột quỵ cao sau này. Những người bị tiền sản giật hoặc chậm phát triển bào thai trong buồng tử cung sẽ tăng nguy cơ bị bệnh và nguy cơ tử vong do bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ. Thế nhưng, với những phụ nữ đã trải qua thời kỳ sinh nở mà không bị tăng huyết áp thì sẽ ít bị nguy cơ mắc bệnh tim mạch hơn những phụ nữ không sinh đẻ.
Tăng huyết áp thai kỳ có thể gây những biến chứng nguy hiểm
Tăng huyết áp thai kỳ có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bà mẹ và thai nhi
Tiền sản giật và sản giật: Tiền sản giật thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thời kỳ thai nghén và gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau. Nguy cơ của thai nhi là chậm phát triển trong buồng tử cung và bị sinh non.
Tăng huyết áp có thể dự phòng được không?
Theo các chuyên gia y tế, phụ nữ mắc các bệnh như hen suyễn, tim, bệnh viêm gan… thì không nên mang thai. Tuy nhiên, những phụ nữ bị chứng THA vẫn có thể mang thai. Nếu biết trước trong gia đình có người bị THA hoặc do các nguyên nhân khách quan, họ có thể chủ động phòng tránh bằng một số biện pháp như:
– Tư vấn trước sinh: Phụ nữ bị tăng huyết áp trước khi mang thai cần được đánh giá kỹ lưỡng để loại trừ nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát như bệnh lý thận, đánh giá hiệu quả điều trị huyết áp và chỉnh liều thuốc để đạt hiệu quả hạ áp phù hợp.
– Điều trị bằng thuốc: tăng huyết áp cần được điều trị để phòng tránh biến chứng chảy máu nội sọ. Điều trị những trường hợp tăng huyết áp nhẹ và vừa (dưới 155/100 mmHg) có lợi cho mẹ hơn là cho thai nhi trong những ngày đầu của thai kỳ. Một số phụ nữ đang được điều trị tăng huyết áp từ trước thì khi mang thai có thể giảm hoặc ngừng thuốc do trong nửa đầu của thai kỳ, huyết áp sẽ giảm một cách sinh lý.
Phụ nữ mang thai cần khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp (ảnh minh họa)
Đối với trường hợp bị tăng huyết áp nặng (trên 170/110mmHg): Nguy cơ bị biến chứng và tử vong cho mẹ trong những trường hợp (trên 170/110mmHg) nặng và tiền sản giật rất cao. Nếu huyết áp trên 170/110mmHg là nặng, điều trị bao gồm kiểm soát tốt huyết áp bằng các thuốc hạ áp đường tĩnh mạch và cố gắng duy trì quá trình thai nghén đến mức tối đa mà không gây ảnh hưởng gì đến mẹ và thai nhi.
– Dự phòng tiền sản giật khi mang thai: Tiền sản giật có thể dự phòng hoặc giảm bớt biến chứng nhờ khám thai định kỳ, thường xuyên. Cần tuân thủ việc điều trị đái tháo đường nghiêm ngặt hoặc các bệnh nội khoa khác đang có sẵn. Sản phụ có thể nghỉ ngơi tại nhà nếu bệnh nhẹ, tự đếm cử động thai, tự theo dõi các dấu hiệu trở nặng như phù tăng, lên cân nhanh, nhức đầu nặng, mắt nhìn mờ, đau vùng gan, buồn nôn, nôn nhiều.
Chị em khi mang thai cần được theo dõi sức khỏe định kỳ thường xuyên, liên tục để phát hiện sớm chứng tăng huyết áp thai kỳ và có biện pháp xử trí kịp thời, hiệu quả.
Thường xuyên đo huyết áp tại nhà với máy đo huyết áp điện tử của Medisana

Bài viết khác cùng Box :