Sùi mào gà trong giai đoạn thai kì luôn là nỗi ám ảnh của chị em phụ nữ vì những biến chứng ghê người mà căn bệnh xã hội có tính truyền nhiễm cao nhất này đem lại.

Chồng Ngẩn Ngơ Khi Nghe Vợ Mắc Bệnh Sùi Mào Gà

Chuyện được ghi lại tại một phòng khám sản khoa ở Sài Gòn, chị H và chồng đang mệt mỏi chờ kết quả xét nghiệm bệnh sùi mào gà với không khí cực kì căng thẳng.

Theo thông tin được kể, em bé của H đã được khoảng 28.5 tuần tuổi với 1.7 kg. Nếu theo đúng thông tin này, em bé sẽ cân nặng 3.5 kg khi sinh. Tối hôm trước, trong lúc tắm rửa và vệ sinh âm đạo, chị H thấy máu tươi chảy ra nên rất lo lắng và tìm đến gặp ngay bác sĩ.

Sau vài xét nghiệm và siêu âm, chị H khóc hết nước mắt vì kết quả dương tính với virus HPV và cổ tử cung đã có dấu hiệu sùi mào gà. Chị vừa hoảng sợ, vừa chẳng thể lý giải nỗi chuyện hoang đường này. Chồng chị cũng chẳng hề biết do thời gian vợ mang thai, anh không hề quan hệ ngoài luồng với bất kì ai khác. Có những lúc, chồng chị H thấy bức bối vì nhu cầu sinh lý nhưng do thương vợ và lo lắng mắc phải các bệnh bên ngoài nên đành chịu đựng một mình. Và kết quả đó làm anh giật mình, sốc nặng, chẳng thể giải thích nổi. Còn chị H chỉ biết khóc vì lo lắng cho con mình. Tuy nhiên, trường hợp của chị H vẫn còn đường lui vì bác sĩ gợi ý đốt đện hoặc đốt lạnh để giải quyết các nốt sùi mào gà. Nhưng bệnh sùi mào gà sẽ có thể theo chân bệnh nhân suốt cả đời. Có một phụ nữ đã tái phát sùi mào gà suốt 3 lần trong quá trình thai kì.



Hay trường hợp của chị M. Gia đình có vấn đề, làm ăn thua lỗ nên chồng chị bài bạc, rượu chè, quan hệ bừa bãi nên mang bệnh sùi mào gà về cho chị. Mụn cóc xuất hiện ở khu vực nhạy cảm và bác sĩ chẩn đoán chị bị bệnh sùi mào gà. Việc chữa trị bệnh đã tiến hành trước đó nhưng do cơ địa kém nên bệnh tái phát. Nay khi chị đã mang thai đến tháng thứ 2, bệnh lại xuất hiện các nốt sùi mào gà ở hẳn trong tử cung. Chị rất sợ căn bệnh khó nói của mình ảnh hưởng đến con.

Sùi Mào Gà Và Con Đường Lây Truyền

Sùi mào gà là một căn bệnh xã hội cực kì nguy hiểm do virus HPV gây ra – đây là một chuẩn virus có hại đối với cơ thể con người. Bệnh này gặp ở những người quan hệ tình dục sớm, quan hệ bằng những hành động rất thô bạo, gây ra các thương tổn cho cơ quan sinh dục. Người có nhiều bạn tình, hút thuốc lá nhiều, mắc các bệnh lây qua đường tình dục hay suy giảm miễn dịch cũng không nằm ngoài đối tượng có khả năng cao.


Sùi mào gà dễ lây nhiễm nhất qua 2 con đường phổ biến:

Đường quan hệ tình dục: khả năng lây nhiễm sùi mào gà tỉ lệ thuận với số lần quan hệ tình dục thiếu an toàn và số lượng bạn tình. Nếu như bạn có một bạn tình thì tỉ lệ sùi mào gà là 17%. Tuy nhiên, nếu bạn có đến 5 bạn tình thì tỉ lệ dành cho căn bệnh xã hội này là 81%
Đường từ mẹ sang con: Virus HPV có thể lây truyền từ mẹ sang con nếu bạn sinh thường. Vì khi sinh thường các nốt sùi sẽ vỡ ra và khi tiếp xúc trực tiếp sẽ bị lây lan. nhưng sinh mổ thì con sẽ không bị ảnh hưởng.
Khi thâm nhập vào cơ thể bệnh nhân, chủng virus HPV gây kích thích làm gia tăng các tế bào đáy – những tế bào này tạo thành các nốt sùi có hình dạng như mào gà. Tuy nhiên, một vài trường hợp không hề xuất hiện triệu chứng lâm sàng thường thấy.

Biểu hiện dễ nhận biết của phụ nữ mắc bệnh sùi mào gà trong thai kì là những nốt sần nhỏ ở tầng sinh môn, mép sau âm hộ hay môi lớn. Trong giai đoạn đầu, các nốt sùi không gây đau. Vài trường hợp đặc biệt hơn thì nốt sùi xuất hiện ở phần cổ tử cung hay âm đạo làm khó phát hiện. Tuy nhiên, nếu thai phụ tự nhiên ra huyết hay khi tắm rửa, vệ sinh âm đạo, cho tay vào cảm giác nhám và có hiện tượng chảy máu thì nên xem xét kĩ.

Vài trường hợp nặng nề hơn, các nốt sùi mào gà lan thành mảng lớn chiếm hết cả phần cổ tử cung hay âm đạo gây chảy nhiều máu. Đối với phụ nữ có thai, suy giảm miễn dịch là điều tất yếu tạo điều kiện cho sùi mào gà phát triển nhanh hơn.

Sùi Mào Gà – Nỗi Ám Ảnh Của Mẹ Và Con

Sùi mào gà ở thai phụ gây ra những thảm họa mà bạn không lường trước được sự nguy hiểm như: chảy máu không thề cầm gây nguy hiểm đến tính mạng, khó sinh thường nên phải mổ lấy thai, lây bệnh sùi mào gà từ mẹ qua con trong thai kì hay trong lúc sinh đẻ. Đau lòng hơn, người mẹ mặc bệnh sùi mào gà còn gia tăng khả năng ung thư âm đạo, âm hộ, hậu môn, cổ tử cung.


Do đó, phụ nữ có bệnh sùi mào gà cần được điều trị tích cực để hoàn toàn khỏi bệnh trước khi sinh con. Nếu như những nốt sùi nhỏ với số lượng ít, phương pháp cắt bỏ nốt sùi, điều trị laser hay đốt điện sẽ mang đến những hiệu quả nhất định. Nhưng các biện pháp kể trên chỉ giúp xóa bay nốt sùi mà không thể diệt được virus. Một phương pháp khác là chấm lên các nốt sùi đến khi chúng chuyển màu trắng bằng dịch trichloactic.

Việc xuất hiện các nốt sùi ở cổ tử cung, âm đạo hay âm hộ thì nguy cơ chảy máu lúc sinh rất lớn nên việc mổ lấy thai thường được áp dụng. Ngòai ra, chú ý uống kháng sinh để tránh bội nhiễm khi có hiện tượng chảy máu.

Các phụ nữ có bệnh sùi mào gà thường được xét nghiệm nhằm sàng lọc ung thư cổ tử cung. Sau đó, các bệnh nhân được theo dõi, quản lý chặt chẽ bằng xét nghiệm tế bào âm đạo, cổ tử cung hay theo dõi soi cổ tử cung để chẩn đoán cho chinh xác.

Cuối cùng, phụ nữ có thai nên điều trị sui mao ga bằng phương pháp phù hợp để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, đừng bất chấp điều trị bằng mọi cách, bạn cần gặp bác sĩ để có một phác đồ tốt nhất cho tình trạng cơ thể.


Bài viết khác cùng Box :