SONHA AUTO tự hào 20 năm lắp đặt cửa trượt tự động và Tư vấn lắp cổng tự động cho biệt thự số 1 Việt Nam. Các Sản phẩm & Dịch vụ khác về cua tu dong:
- Triển khai Sửa chữa cửa tự động chuyên nghiệp
- Update các tính năng mới của Cửa tự động Nhật Bản - NABCO - Thương hiệu số 1 thế giới
- Cam kết chất lượng sản phẩm Cửa tự động Hàn Quốc - SWICO - Thương hiệu số 1 Hàn Quốc

--------------------------------------------------------

TOP FORUM ĐĂNG KÝ FREE


Diễn đàn làm đẹp --- Rao vặt thái nguyên --- Diễn đàn sức khỏe --- Diễn đàn thời trang --- Diễn đàn nội thất --- Diễn đàn vật liệu xây dựng --- Diễn đàn thiết bị xây dựng --- Diễn đàn xây dựng--- Diễn đàn máy móc--- Diễn đàn máy miền bắc


Hiện kết quả từ 1 tới 2 của 2

Chủ đề: Cần làm gì để “chặn đứng” căn bệnh sốt xuất huyết khiến 1.700 người mắc mỗi tuần

  1. #1

    Tham gia ngày
    May 2017
    Yahoo : ngocdung1996va@yahoo.com.vn
    Bài gửi
    76
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Cần làm gì để “chặn đứng” căn bệnh sốt xuất huyết khiến 1.700 người mắc mỗi tuần

    ID topic : 53356    Ngày gửi : 07-18-2017 08:47 PM 

    Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2017, đã có 13 trường hợp tử vong và trung bình mỗi tuần có khoảng 1.700 ca mắc sốt xuất huyết.

    Sốt xuất huyết là căn bệnh đến nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh hay thuốc điều trị đặc hiệu. Bởi vậy, nếu chủ quan trong việc phòng chống từ cộng đồng thì sốt xuất huyết sẽ nhanh chóng lây lan trong diện rộng và gây nên biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí là tử vong.

    Điều đó được chứng minh qua những con số mà Bộ Y tế vừa công bố mới đây. Theo đó, trong 6 tháng đầu năm 2017, cả nước đã ghi nhận hơn 45.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết trên cả nước và 13 người tử vong. Trung bình mỗi tuần, cả nước có 1.700-1.800 bệnh nhân sốt xuất huyết mới.

    Tại Hà Nội, tính đến nay đã có hơn 3.200 trường hợp bị sốt xuất huyết. Dịch bệnh sốt xuất huyết năm nay xuất hiện sớm và gia tăng bất thường trên địa bàn Thủ đô. Theo Sở Y tế Hà Nội, số ca mắc hiện nay tăng hơn 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng đây chỉ là số liệu thống kê bệnh nhân điều trị nội trú tại các bệnh viện.

    Trên thực tế, số người bệnh chắc chắn còn cao gấp nhiều lần. Đến thời điểm này, Hà Nội đã có 1 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết. Thế nhưng, nhiều cơ quan chức năng và người dân vẫn chủ quan, lơ là với dịch bệnh sốt xuất huyết.


    Muốn chặn được sốt xuất huyết thì cần phải có sự vào cuộc của toàn dân.

    Ngoài sự thờ ơ, chủ quan của người dân, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, cho rằng tình trạng mưa sớm, mưa nhiều, sáng nắng chiều mưa tại nhiều tỉnh, thành hiện nay cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh sốt xuất huyết phát triển.

    Vậy để phòng chống sự bùng phát của căn bệnh này cần phải làm gì?

    BS Lê Xuân Thủy – Cục Y tế D ự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, cách phòng bệnh sốt xuất huyết tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.

    Theo đó, cần loại bỏ nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết bằng cách, đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/bọ gậy; rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.

    Đồng thời, thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.

    Ngoài ra, người dân phải chủ động phòng chống muỗi đốt bằng cách: Mặc quần áo dài tay; ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày; dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi; dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi; cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác. Đồng thời phải tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

    Đối với những người khi bị sốt xuất huyết BS Xuân Thủy cho rằng, thông thường sẽ có biểu hiện nhẹ và nặng. Ở thể nhẹ, người bệnh thường sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C, kéo dài 2 - 7 ngày, khó hạ sốt. Kèm theo đó là đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu, có thể có nổi mẩn, phát ban.

    Còn ở thể nặng, người bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu như chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn/ói ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng).

    Cùng với đó là đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp). Nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

    Khi thấy những dấu hiệu trên hoặc nghi ngờ mình bị sốt xuất huyết, BS Thủy khuyến cáo cần phải đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

    Theo Lê Phương (Khám phá)


    Bài viết khác cùng Box :




    Tags:


  • #2

    Tham gia ngày
    Nov 2019
    Yahoo : nhungoc
    Bài gửi
    5
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Bệnh sốt xuất huyết cũng nên cẩn thận nạp quân huy


    Tags:


  • Chi tiết chủ đề

    Người dùng duyệt chủ đề

    Hiện tại có 1 người đang xem chủ đề này. (Gồm có 0 Thành viên và 1 Khách)

    Diễn đàn sức khỏe việt nam Quyền viết bài

    • Bạn không thể gửi chủ đề mới
    • Bạn không thể gửi trả lời
    • Bạn không thể gửi file đính kèm
    • Bạn không thể sửa bài viết của mình
    •  
    Lưu ý: Thông tin trên Diễn đàn Suckhoetoday.com chỉ có tính chất tham khảo, không tự ý áp dụng.Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.
    Website đang chạy phiên bản thử nghiệm chờ xin giấy phép của Bộ Thông Tin và Truyền Thông.

    Chúng tôi không chịu trách nhiệm trên các quảng cáo của người dùng đăng tải trên diễn đàn. Các trường hợp vi phạm, chúng tôi sẽ tiến hành xử lý xóa bỏ ngay lập tức.
    Nếu bạn nhận thấy quảng cáo vi phạm, xin vui lòng gởi thông báo cho chúng tôi, xin cám ơn!.