Hiện tượng lòng mạch xuất hiện những cục máu đông li ti có thể gây suy phủ tạng, giảm tiểu cầu, chảy máu không cầm được và tử vong.
Sốt xuất huyết là bệnh nhiễm trùng cấp do muỗi vằn truyền siêu vi Dengue gây ra. Dịch thường xảy ra vào đầu mùa mưa, cao điểm vào tháng 7-9. Theo báo cáo của Cục Y tế Dự phòng, từ đầu năm đến nay, cả nước có hơn 58.000 ca sốt xuất huyết, 17 người tử vong. Hiện thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, muỗi phát triển mạnh, nên số ca sốt xuất huyết vẫn không ngừng gia tăng.


Sốt xuất huyết do muỗi vằn truyền siêu vi Dengue gây ra.

Bệnh sốt xuất huyết được chia làm bốn mức độ:

Độ một: Bệnh nhân sốt cao, người mệt mỏi, toát mồ hôi, nhức đầu, chán ăn, buồn nôn.

Độ hai: Có biểu hiện xuất huyết thành nốt, đám, mảng; chảy máu chân răng, mũi.

Độ ba: Bệnh nhân vật vã, li bì; xuất huyết nặng hơn trong hệ tiêu hóa, âm đạo; suy tuần hoàn, mạch nhanh, nhỏ; huyết áp kẹt hoặc tụt huyết áp; da lạnh và ẩm.

Độ bốn: Suy đa tạng (tim, thận, gan…), xuất huyết nội tạng, sốc nặng, mạch huyết áp không đo được.

Rối loạn đông máu là hiện tượng trong lòng mạch xuất hiện những cục máu đông li ti, làm tắc vi mạch, suy các phủ tạng. Các yếu tố đông máu và tiểu cầu giảm sẽ dẫn đến chảy máu không cầm được, gây sốc nặng và tử vong.

Ở độ một và hai, các yếu tố đông máu bị kích hoạt làm tăng đông máu. Song khi chuyển sang độ ba và bốn, máu sẽ giảm đông, suy giảm các yếu tố đông máu và tiểu cầu. Nếu kịp thời ngăn ngừa rối loạn đông máu, bệnh sốt xuất huyết sẽ không chuyển sang độ 3-4 và nhanh hồi phục, tránh diễn biến nặng dẫn đến tử vong.

Ngoài việc hạ sốt và bù nước cho cơ thể, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng các viên uống hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đông máu, tránh tình trạng rối loạn đông máu kéo dài.


Bài viết khác cùng Box :