Các khớp kêu răng rắc khi cử động; các bắp thịt đau nhức, xuất hiện những nốt mẩn đỏ dưới da, người mệt mỏi; khớp xương sưng đau, cứng hoặc thậm chí biến dạng,… là những biểu hiện thường thấy ở bệnh nhân bị phong tê thấp. Căn bệnh này không chỉ gây ra những khó khăn trong vận động mà còn khiến người bệnh dễ bị tàn phế và mắc các bệnh lý khác nguy hiểm khác liên quan tới thần kinh, gan, thận, tim mạch,… Do đó, phương pháp điều trị cũng như địa chỉ chữa bệnh phong tê thấp ở đâu tại tphcm là mối quan tâm hàng đầu của hàng nghìn người không may mắc phải căn bệnh này.

Tìm hiểu về bệnh phong tê thấp
Trước khi tìm hiểu các phương pháp và thuốc điều trị phong tê thấp, chúng ta cần nắm được một số thông tin về bệnh để tìm cách phòng tránh và nhận biết bệnh một cách dễ dàng.
Bệnh phong tê thấp là gì?
Phong tê thấp và một chứng bệnh về bệnh xương khớp, viêm dây thần kinh. Bệnh được đánh giá là nguy hiểm bởi gây ra tổn thương ở nhiều cơ quan trong cơ thể như ở cột sống, các khớp xương, hệ thần kinh, tim, các tổ chức dưới da… và theo thống kê, sau khi bệnh khởi phát 10 năm, có khoảng 10 – 15% bệnh nhân bị tàn phế.
Nguyên nhân nào gây bệnh phong tê thấp?
– Do thời tiết thay đổi: Thời tiết lạnh, nhất là vào mùa đông, không khí lạnh, ẩm thấp là tác nhân khiến dịch khớp khó lưu thông khiến các đầu khớp xương cọ xát vào nhau nhiều hơn và không được đảm bảo chất bôi trơn ở giữa nên gây nên đau nhức. Còn khi trời nóng, nhất là vào mùa hè, nhiệt độ cao, áp suất không khí giảm khiến các khớp giãn ra, chèn ép lên dây thần kinh xung quanh cũng gây các cơn đau khó chịu.
– Do bị nhiễm trùng: Ở một số người, khi bị nhiễm trùng, các màng lót khớp bị sưng, tiết ra chất đạm làm màng này dày lên. Chất đạm này lâu ngày sẽ phá hủy các khớp xương, sụn, gân, các dây thần kinh qanh khớp. Do đó mà khớp xương sẽ bị biến dạng hoặc bị phá hủy.
– Do quá trình lão hóa tự nhiên: Ở người cao tuổi, hiện tượng lão hóa xảy ra nhanh hơn. Hệ xương khớp bị lão hóa khiến dịch khớp giảm, sụn khớp khô dần, sần sùi và cọ vào nhau khiến người bệnh đau nhức xương.
– Do thời tiết thay đổi: Thời tiết lạnh, nhất là vào mùa đông, không khí lạnh, ẩm thấp là tác nhân khiến dịch khớp khó lưu thông khiến các đầu khớp xương cọ xát vào nhau nhiều hơn và không được đảm bảo chất bôi trơn ở giữa nên gây nên đau nhức. Còn khi trời nóng, nhất là vào mùa hè, nhiệt độ cao, áp suất không khí giảm khiến các khớp giãn ra, chèn ép lên dây thần kinh xung quanh cũng gây các cơn đau khó chịu.
– Do giới tính: Phụ nữ sau khi sinh con, vào thời kỳ tiền mãn kinh hay mãn kinh thì xương cốt cũng trở nên yếu đi và dễ mắc phải bệnh phong tê thấp.
– Do di truyền, thừa cân-béo phì: Nếu trong gia đình có người mắc bệnh phong tê thấp thì con, cháu cũng dễ mắc bệnh này. Người thừa cân, béo phì cũng dễ mắc bệnh lý về xương khớp do xương phải chịu một áp lực lớn khi nâng đỡ cơ thể khiến xương dễ suy yếu hơn so với người có cân nặng bình thường.
Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác dẫn đến bệnh phong tê thấp như thói quen hút thuốc lá, người làm trong môi trường lạnh, độ ẩm thấp cao…
Triệu chứng thường gặp của bệnh phong tê thấp
Triệu chứng bệnh phong tê thấp đôi khi khó chẩn đoán chính xác vì sẽ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý viêm khớp nhiễm trùng khác. Bên cạnh đó, bệnh thường có những giai đoạn cấp tính và giai đoạn ổn định. Tùy vào từng giai đoạn, tùy vào các tổn thương ở cơ quan nào mà có những tên gọi như: thấp khớp cấp; thấp khớp tái phát; thấp tim cấp; thấp tim tái phát; thấp tim tiến triển; di chứng van tim hậu thấp…
Một số triệu chứng dễ nhận thấy nhất của bệnh phong tê thấp như sau:

  • Cứng, đau nhức và sưng ở các đầu khớp xương: khớp xương tay, đầu gối, xương chậu, vai đặc biệt nhất là trên xương sống
  • Các khớp và thân thể đau nhức, cơn đau thường chạy từ khớp này sang khớp kia; các khớp khó cử động; có thể sốt, người mệt mỏi, chỉ muốn nằm, mạch phù.
  • Bệnh phong tê thấp làm rối loạn tự miễn có thể gây khô mắt, mũi, miệng và cổ họng.
  • Xuất hiện dưới da những cục u cứng ở chỗ khớp bị đau. Những cục u cứng này thường xuất hiện phía sau khuỷu tay, đôi khi xuất hiện cả trong mắt.
  • Không thể cử động các khớp, bắp thịt nơi chỗ khớp đau bị yếu đi. Các khớp có thể bị biến dạng theo thời gian

Làm cách nào để chữa bệnh phong tê thấp?

Trước tiên, cần xác định phong tê thấp là một bệnh kinh niên, có lúc bệnh thuyên giảm nhưng cũng có lúc nặng lên. Bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng nếu biết điều trị đúng phương pháp thì người bệnh vẫn có thể bảo vệ các khớp xương nói riêng và sức khỏe của mình nói chung một cách hiệu quả, an toàn.
Theo y học hiện đại:
Điều trị bệnh phong tê thấp theo y học hiện đại chủ yếu tập trung vào làm thế nào để giảm bớt đau và ngăn sự tiến triển của bệnh. Theo đó, các thuốc chủ yếu được ứng dụng trong điều trị là các thuốc choogns viêm như NSAIDs, Steroids, DMARDs, IL 1 Ra, COX 2 inhibitors; thuốc chống miễn nhiễm; TNF blockers, thuốc chống trầm cảm…
Trong trường hợp điều trị nội khoa bằng thuốc không mang lại kết quả, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị ngoại khoa, tức giải phẫu thay khớp. Một khi khớp xương đã bị phá hủy quá nhiều thì giải phẫu thay khớp được được xem là biện pháp hiệu quả để tái tạo chức năng của khớp và làm giảm đau.
Ưu điểm của điều trị bệnh phong tê thấp bằng phương pháp tây y hiện đại là giúp giảm đau nhanh, các triệu chứng sưng đau, tê buốt có thể mất đi tạm thời trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này đó là hiệu quả sau điều trị không lâu dài, không tác động được vài nguyên nhân sinh ra bệnh mà chủ yếu làm thuyên giảm những triệu chứng đau. Bên cạnh đó, không thể lạm dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau trong thời gian dài để điều trị vì thuốc sẽ có tác động xấu đến các cơ quan khác của cơ thể. Phẩu thuật thay khớp cũng ẩn chứa những rủi ro nhất định và chi phí cao nên không phải ai cũng có thể điều trị theo cách này.
Chữa bệnh phong tê thấp theo y học cổ truyền:
Y học cổ truyền chia bệnh phong tê thấp ra nhiều thể, thường hay gặp nhất là: thể phong thấp, thể hàn thấp và thể tê thấp. Tùy vào thể bệnh mà đông y lại có những triệu chứng và căn nguyên sinh bệnh khác nhau, theo đó cũng có những bài thuốc điều trị khác nhau.
+ Thể phong thấp: Các khớp xương và thân thể đau nhức. Đau thường chạy từ khớp này sang khớp kia, khó cử động các khớp, cơ thể phát sốt, toàn thân mệt mỏi, thích nằm, mạch phù.
+ Thể hàn thấp: Đau xảy ra ở một khớp hoặc nhiều khớp; đau cố định, không chạy như phong thấp; càng bị lạnh càng đau, đau nhiều về đêm. Khó co duỗi các khớp; chân tay lạnh, da lạnh; rêu lưỡi trắng, mạch khẩn, đại tiện thường lỏng…
+ Thể tê thấp: Đau nhức nặng nề, da thịt tê bì; đi lại chậm chạp khó khăn, cơn đau dai dẳng, nhận biết cảm giác bị giảm. Trường hợp bệnh nặng có thể bị tê liệt một bên cơ thể, mạch nhu hoãn.
Phép trị phong tê thấp theo đó cần khu phong tán hàn, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc, trừ khử ứ trệ, cường gân, chỉ thông,… nhằm cắt các cơn đau, giúp xương khớp chắc khỏe và phòng chống bệnh tái phát.
Bài thuốc đông y chữa phong tê thấp hiệu quả nhất

Thành phần: Tơ hồng xanh, gối hạc, phòng phong, dây đau xương, xuyên quy, vương cốt đằng, ngưu tất, đỗ trọng, cẩu tích, hy thiêm, độc hoạt, thạch cao, chi mẫu,… và một số thảo dược quý khác.
Công dụng: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, giảm đau, sơ thông kinh lạc,… đặc trị các bệnh xương khớp như: thoái hóa khớp, viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống…
  • Thuốc hoạt huyết bổ thận:

Thành phần: Xích đồng, tơ hồng xanh, hạnh phúc, cà gai, bách bộ, gắm, cành sung, bồ công anh, nhân trần, hoàng kỳ, ba kích…
Tác dung: Có tác dụng bổ thận, trừ thấp, giải độc, tăng cường chức năng thận, ích tủy sinh huyết, mạnh gân cốt, ngoài ra thuốc còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, phòng chống bệnh tái phát.
  • Thuốc bổ gan giải độc:

Thành phần: Bồ công anh, kim ngân cành, diệp hạ châu, hạ khô thảo, sài đất, tơ hồng xanh, nhân trần, …
Tác dung: Thuốc có tác dụng bổ gan, dưỡng huyết, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm sưng, giảm đau, giảm phù nề.
  • Thuốc kiện tỳ ích tràng:

Thành phần: Bạch truật, bạch thược, phục linh, hoàng kỳ, trần bì, đẳng sâm, phụ tử, quế chi, ý dĩ nhân và một số dược liệu khác.
Công dụng: Hòa giải can – tỳ, kiện tỳ tiêu thực, giúp hành khí hóa ứ, bổ can thận, tăng cường chức năng của tỳ vị, chức năng đại tràng. Chủ trị đau bụng, tiêu chảy, phân sống, táo bón, đi ngoài nhiều lần, ổn định tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thụ thuốc của cơ thể, nâng cao hiệu quả điều trị của thuốc chữa xương khớp.

Các thầy thuốc Phòng khám đông y Sài Gòn có nhiều năm kinh nghiệm, giàu nhiệt huyết, tận tâm và sẽ theo dõi sát sao trong quá trình điều trị bệnh cho bạn. Đặc biệt, Chúng tôi sẵn sàng tiến hành đánh giá lại quá trình điều trị và điều trị bệnh miễn phí hoàn toàn cho bạn nếu sau liệu trình uống thuốc mà tình trạng bênh không có chiều hướng tốt lên.
Địa chỉ: 1061B, Cách mạng tháng 8, phường 7, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh
Thời gian khám bệnh từ: 8:00 sáng đến 8:00 tối tất cả các ngày trong tuần
Hotline tư vấn: 02 862 860 111

Bài viết khác cùng Box :