Gout là bệnh lý rối loạn chuyển hóa nên không thể chữa khỏi hoàn toàn. Do đó, bệnh nhân cần phải chấp nhận chế độ ăn kiêng và theo dõi bệnh suốt đời. Để hạn chế các cơn gout cấp cũng như giảm thiểu các biến chứng có thể xảy ra, ngoài việc sử dụng thuốc điều trị gout thì chế độ ăn cho người bệnh gout cũng cần được tính toán cụ thể và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Chế độ ăn cho người bệnh gout
Hạn chế sử dụng thực phẩm giàu chất đạm

Axit uric được được tạo ra từ quá trình chuyển hóa purine trong cơ thể, vì vậy tốt nhất là bệnh nhân nên tránh các thực phẩm chứa nhiều purine như: nội tạng động vật (tim, gan, thận, óc,…), thịt đỏ (thịt bò, thịt chó, thịt dê…), trứng vịt lộn, cá béo (cá ngừ, cá hồi, cá mòi…), các loại hải sản (tôm, cua, ghẹ…), các loại thủy sản như: lươn, cua, ốc, ếch...

Tuy nhiên, người bệnh không cần kiêng tuyệt đối chất đạm trong khẩu phần ăn hằng ngày bởi đây là một thành phần quan trọng trong dinh dưỡng của mọi lứa tuổi đặc biệt ở người cao tuổi. Đối với người lớn, nhu cầu về đạm là 1g/kg trọng lượng/ngày.

Ngoài các thực phẩm chứa nhiều chất đạm thì bệnh nhân gout cũng cần hạn chế sử dụng các loại măng tây, nấm, giá đỗ, đậu Hà Lan, hành tây, cà chua, các chế phẩm từ đậu tương như: Đậu phụ, sữa đậu nành, tào phớ…

Trong thực đơn cho người bị gout, cần giảm các thực phẩm giàu chất béo như: Mỡ, da động vật, thức ăn chiên, quay; các thực phẩm chế biến với các chất béo no như: mì tôm, thức ăn nhanh, đồ hộp.



chế độ ăn cho người bệnh gout

Trong chế độ ăn cho người bệnh gout cần hạn chế nấm, măng, giá




Tránh các thực phẩm chứa nhiều đường fructose

Những thực phẩm giàu fructose tiêu tốn rất nhiều adenosine triphosphate khi chuyển hóa. Adenosine triphosphate là một phân tử cung cấp năng lượng cho các tế bào trong cơ thể sử dụng. Tiêu tốn quá nhiều phân tử này sẽ làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Ngoài ra, fructose là một loại đường, do đó nếu tiêu thụ thực phẩm giàu fructose có thể làm tăng lượng đường trong máu và dẫn đến sự xuất hiện của các triệu chứng gout.

Không sử dụng bia rượu

Trong khi bia chứa nhiều nhân purin thì rượu lại gây ức chế quá trình loại bỏ axit uric ra khỏi cơ thể. Khi rượu trong cơ thể chuyển hóa thành axit lactic sẽ gây cản trở quá trình loại bỏ axit uric qua thận khiến cho axit uric vẫn tích tụ trong cơ thể. Càng uống nhiều rượu, bia, càng dễ bị gout tấn công. Do đó, nếu bạn muốn giảm nguy cơ mắc gout và ngăn chặn bệnh tái phát thì nên tránh xa các đồ uống chứa cồn, bao gồm cả rượu vang.

Uống nhiều nước

Một ghi nhớ quan trọng đối với người mắc bệnh gout là nên uống nhiều nước (tối thiểu 2,5 - 3 lít nước mỗi ngày). Nên uống nước khoáng không ga, có độ kiềm cao để giúp tăng đào thải acid uric và hạn chế sự kết tủa urat tại ống thận, làm giảm nguy cơ sỏi thận. Tuy nhiên, không uống nước buổi tối để tránh đi tiểu đêm, ảnh hưởng sức khỏe.



chế độ ăn cho người bệnh gout

Bổ sung thêm nước hoa quả trong chế độ ăn cho người bệnh gout




Nên bổ sung các loại rau củ quả, ngũ cốc

Người bị gout có thể sử dụng trứng, sữa, pho mát, gạo, mì, khoai, các loại hạt (chú ý bệnh nhân có cholesterol trong máu cao không nên dùng trứng quá 2 lần/tuần). Có thể dùng bơ, dầu thực vật nhưng tránh dùng đậu, đỗ trong đợt gout cấp.

Các loại rau như rau củ cải xanh, rau cần, bí đao, mùng tơi, cà rốt, dưa chuột hay các loại trái cây như táo, lê, nho, dứa, cherry, bơ đều rất tốt đối với người bị bệnh gout. Đây là những thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bệnh nhân gout nên sử dụng hằng ngày để thanh nhiệt, lợi tiểu cũng như làm giảm lượng axit uric trong máu.

Bạn đọc tìm hiểu thêm: bệnh gút có được ăn trứng không?

Thay đổi thói quen ăn uống

Thay vì chỉ tập trung vào 3 bữa chính thì người bị bệnh gout nên chia thành 6 một ngày, 3 bữa chính và 3 bữa phụ. Chủ yếu sử dụng những đồ ăn thanh đạm, nhiều chất xơ, được chế biến theo cách luộc, hấp. Bệnh nhân gout cũng cần giữ tinh thần thoải mái, tránh thức khuya, luôn giữ ấm cho cơ thể.


Bài viết khác cùng Box :