Thoái hoá khớp háng có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân rất đa dạng, tuy nhiên tổng hợp lại thì thoái hoá khớp háng được bắt nguồn từ 2 nguyên nhân chính đó là thoái hoá nguyên phát và thoái hoá thứ phát. Trong đó thoái hóa nguyên phát thường chiếm tỉ lệ cao nhất khoảng hơn 50% so với thoái hoá thứ phát dấu hiệu của bệnh thoái hóa khớp háng người lớn

Thoái hóa khớp háng thứ phát có thể kế đến các trường hợp sau:

_ Người từng có tiền sử bị viêm ở khớp háng như thấp khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp do lao…

_ Các chấn thương gặp phải ở vùng khớp háng như gãy cổ xương đùi, trật khớp háng do sơ suất trong quá trình lao động, hay tập luyện, chơi thể thao có tính đối kháng cao, người lớn tuổi lên xuống cầu thang…

_ Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi nhưng không được điều trị một cách dứt điểm nên càng về sau khi tuổi tác càng lớn thì dễ dẫn đến bệnh thoái hóa khớp háng.

_ Ngoài những nguyên nhân chủ yếu kể trên thì trong một số trường hợp, thoái hóa khớp háng còn có thể là do yếu tố bẩm sinh, ngay từ lúc sinh ra đã có cấu tạo bất thường ở khớp háng hoặc vùng chi dưới. Bên cạnh đó, cũng không thể bỏ qua biến chứng của các căn bệnh khác như gút, đái tháo đường, bệnh khớp do bệnh ưa chảy máu, bệnh huyết sắc tố…Xem thêm: Những bệnh lý nào khiến khớp háng bị đau

Những hệ quả rất xấu nếu không chữa trị kịp thời

Nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể làm chậm sự phát triển của bệnh thoái hoá khớp háng, các triệu chứng đau nhức từ đó cũng sẽ thuyên giảm đáng kể, giúp người bệnh có thể trở lại vận động và hoà nhập với cuộc sống bình thường. Ngược lại, sự chủ quan, không quan tâm đến các dấu hiệu bất thường của cơ thể sẽ khiến người bệnh phải chịu những cơn đau nhức thường xuyên, khớp háng ngày càng cứng hơn ngay cả khi không có bất kì cử động gì, dần dà bệnh sẽ chuyển biến lên mức độ nghiêm trọng do các chỏm khớp đã biến dạng, gai xương phát triển bám đầy quanh khớp, khả năng vận động không còn và dĩ nhiên người bệnh không thể đi lại được.

Bên cạnh đó, các động tác xoay, gập người hoặc dạng háng sẽ là những thử thách thực sự khó khăn và gần như không thể thực hiện với các bệnh nhân thoái hoá khớp háng, ngoài ra vùng cơ háng bên bị thoái hóa sẽ teo nhỏ lại. Để chẩn đoán chính xác nhất bệnh thoái hóa khớp háng, ngoài các biểu hiện lâm sàng, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh chụp X-quang, cắt lớp vi tính (CT) hay nếu có điều kiện thì nên chụp cộng hưởng (MRI).

Nguyên tắc điều trị thoái hoá khớp háng

Nếu bắt đầu có các cảm giác đau nhức ở vùng bẹn rồi lan dần xuống đùi, việc di chuyển gặp khó khăn thì nên đến ngay các bệnh viện có chuyên khoa xương khớp để khám bệnh. Việc phát hiện và điều trị sớm ngoài việc có thể giúp giảm thiểu đáng kể cơn đau mà còn giảm bớt 50% nguy cơ dẫn đến tàn phế. Nguyên tắc chữa trị chủ yếu là người bệnh cần phải có hiểu biết nhất định về căn bệnh mà mình đang gặp phải.Xem thêm: Địa chỉ khám thoái hóa khớp háng ở đâu tốt tphcm

_ Nên dành thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế di chuyển và làm việc nặng.

_ Người béo phì cần phải giảm cân ngay lập tức bằng một chế độ ăn uống hợp lý, nếu không muốn khớp háng đang hư tổn phải chịu thêm áp lực từ số cân nặng dư thừa của mình.

_ Tập luyện các môn thể thao như bơi lội, yoga, đạp xe ở mức độ nhẹ và đều đặn, kết hợp liệu pháp vật lý trị liệu theo hướng dẫn của các bác sĩ có chuyên môn sẽ giúp tâm lý người bệnh thoải mái, đồng thời cải thiện sức mạnh của các khớp.


Bài viết khác cùng Box :