LIỆU RẰNG CON TÔI CÓ PHÁT TRIỂN BÌNH THƯỜNG VỚI CHIỀU CAO NHƯ VẬY?

Nhiều bậc cha mẹ lo lắng khi biết rằng chiều cao, trọng lượng hoặc kích thước đầu của con họ nhỏ hơn so với hầu hết các trẻ khác cùng độ tuổi. Họ lo lắng về việc liệu con họ sẽ học tốt ở trường hay có thể theo kịp thể thao.



Những chi tiết quan trọng dưới đây có thể giúp phụ huynh dễ dàng hiểu được lý do tại sao các phép đo lại khác nhau:

• Sai lầm trong đo lường có thể xảy ra, ví dụ như em bé vặn vẹo khi đứng trên thang đo.

• Một phép đo có thể không đại diện cho bức tranh tổng thể. Ví dụ, một trẻ đang chập chững biết đi có thể giảm cân sau khi bị tiêu chảy, nhưng có thể sẽ lấy lại cân nặng sau khi hết bệnh.

• Có một phạm vi khá rộng cho những gì được coi là "bình thường". Chỉ vì con của bạn ở mức 15 % trọng lượng (có nghĩa là 85 trong số 100 trẻ em nặng hơn bé), con số này hiếm khi có nghĩa là con bạn bị bệnh hay bạn không cho con bú đủ, hoặc sữa mẹ không đủ cho em bé.

• Các số đo của con bạn không dự đoán được tương lại chúng có cao, ngắn, béo hoặc gầy như người lớn hay không.

Một số thay đổi đối với biểu đồ tăng trưởng của con quý vị có thể lo lắng và nên báo với bác sĩ của quý vị:

• Khi một trong các số đo của con bạn nằm dưới mức 10 % hoặc cao hơn 90% so với độ tuổi của chúng.

• Nếu chu vi vòng đầu phát triển quá chậm hoặc quá nhanh khi được đo theo thời gian.

• Khi số đo của con bạn không ở cùng một dòng trên biểu đồ. Ví dụ, các bác sĩ có thể lo lắng nếu một đứa trẻ 6 tháng tuổi được đo ở mức 75 %, nhưng sau đó lại giảm xuống 25% khi 9 tháng tuổi và giảm xuống thậm chí còn thấp hơn ở 12 tháng.

Khi trẻ em phát triển trong những năm đầu đời, bạn sẽ nhận ra rằng con bạn tạm thời nằm ngoài phạm vi "bình thường". Điều này hoàn toàn có thể xảy ra vì vậy đừng lo lắng quá nhiều về điều đó. Nếu bạn nhận thấy rằng sau vài tháng, con của bạn vẫn nằm ngoài phạm vi “bình thường”, bạn nên liên hệ với bác sĩ của mình. Có các xét nghiệm mà bác sĩ có thể thực hiện để tìm hiểu xem con của bạn có vấn đề gì với sự phát triển của chúng hay không. Nếu bạn lo lắng về chiều cao hoặc sự tăng trưởng của con bạn, vui lòng liên hệ với bác sĩ của bạn.

Sự tăng trưởng bất thường trên các biểu đồ tăng trưởng chỉ là dấu hiệu của một vấn đề có thể xảy ra. Bác sĩ của bạn sẽ xác định xem đó có phải là vấn đề y tế thực sự hay không hoặc sự tăng trưởng của con bạn có cần phải được theo dõi cẩn thận hay không.

Hiểu về chỉ số BMI của con bạn

Đối với trẻ em và thiếu niên, chỉ số khối cơ thể CAO có thể dẫn đến các bệnh liên quan đến trọng lượng, trong khi thiếu cân cũng có thể khiến trẻ có nguy cơ bị các vấn đề về sức khỏe. Không giống như người lớn, ở trẻ em và thanh thiếu niên, chỉ số BMI được chia theo tuổi và giới tính cụ thể. Sau khi BMI được tính toán sẽ thể hiện sự liên quan đến phần trăm phù hợp với độ tuổi và giới tính của chúng.



BMI đặc biệt hữu ích cho việc xác định trẻ em và thanh thiếu niên có nguy cơ trở nên thừa cân khi chúng lớn lên. Ở trẻ lớn và thiếu niên sẽ có một kết nối mạnh mẽ giữa BMI và lượng mỡ cơ thể. Vì vậy, những người có chỉ số BMI cao có thể có mức chất béo cao – khả năng cao có vấn đề về cân nặng khi họ lớn hơn.

Bằng cách xác định những trẻ em có nguy cơ này, các bác sĩ có thể theo dõi cẩn thận chất béo trong cơ thể và cố gắng ngăn ngừa béo phì ở người lớn thông qua những thay đổi trong thói quen ăn uống và tập thể dục.

Ý nghĩa của tỷ lệ phần trăm chỉ số khối cơ thể

Tỷ lệ phần trăm BMI cho thấy cách đo lường của trẻ em so sánh với những người khác cùng giới tính và tuổi tác. Ví dụ, nếu một đứa trẻ có chỉ số BMI trong 60% thì có nghĩa là 60% trẻ em cùng giới tính và tuổi được đo có chỉ số BMI thấp hơn.

BMI không hề hoàn hảo. Ví dụ, nó rất hữu ích cho việc theo dõi trẻ em đang tăng cân nhanh chóng trong tuổi dậy thì. Bác sĩ có thể giúp bạn tìm hiểu xem liệu sự tăng cân này có phải bình thường hay không hay cần kiểm tra thêm để xác định chính xác.

Trẻ em cũng có thể có chỉ số BMI cao nếu chúng có khung xương lớn hoặc nhiều cơ bắp, không phải là do dư cân. Và một đứa trẻ có khung xương nhỏ đạt chỉ số BMI bình thường nhưng lại có quá nhiều mỡ cơ thể.

Mặc dù BMI không phải là một chỉ số chính xác để thể hiện về mỡ cơ thể, nhưng trẻ em nếu bằng hoặc cao hơn 95% được coi là béo phì, một thuật ngữ mà bác sĩ sử dụng để chỉ lượng mỡ dư thừa có nguy cơ làm tăng các vấn đề liên quan đến sức khỏe.

Ngoài ra, điều quan trọng là phải xem xét các số BMI như là một xu hướng thay vì tập trung vào các con số. Bất kỳ một phép đo nào khi được lấy ra khỏi ngữ cảnh có thể khiến bạn hiểu sai về sự phát triển của con bạn.

Giá trị thực sự của các phép đo BMI nằm ở việc nó được như là một mô hình tính toán theo dõi theo thời gian. Điều đó cho phép cả bác sĩ và cha mẹ theo dõi sự phát triển của một đứa trẻ, xác định xem nó có bình thường so với những đứa trẻ khác cùng độ tuổi hay không.

Chỉ số BMI là một chỉ số quan trọng về tăng trưởng và phát triển lành mạnh, nếu bạn nghĩ rằng con bạn có thể tăng hoặc giảm cân quá nhanh, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn.

BMI của con bạn có bình thường không?

Trẻ em có BMI ở 85 – 95 % được coi là thừa cân, vì chất béo cơ thể dư thừa hoặc khối lượng nạc trong cơ thể cao. Một đứa trẻ có chỉ số BMI nằm trong khoảng từ 5 % đến 85% là trong phạm vi cân nặng khỏe mạnh. Một đứa trẻ có chỉ số BMI dưới mức 5 % được coi là thiếu cân. Nếu chỉ số BMI của con bạn thuộc phần trăm bị thừa cân hoặc thiếu cân, hãy sắp xếp một cuộc hẹn với bác sĩ của trẻ để thảo luận về các kết quả và xác định những yếu tố khác cần được xem xét.

Đánh giá dinh dưỡng của con bạn

Trẻ em không nên ăn kiêng trừ khi được bác sĩ dinh dưỡng yêu cầu. Thay vào đó, trẻ em nên ăn giống như cha mẹ của chúng, nên dùng một chế độ ăn giàu trái cây, rau cải, ngũ cốc nguyên hạt và protein từ thịt nạc. Đồ ăn nhẹ và đồ uống có đường nên được hạn chế.

Các công cụ quan trọng giúp trẻ em ăn uống lành mạnh như là một phần thưởng hoặc hối lộ, tránh buộc trẻ ăn tất cả những gì được nấ, hãy mời trẻ tham gia vào việc lựa chọn thực phẩm lành mạnh tại cửa hàng và lựa chọn các menu cho mình vào tuần tới. Khi trẻ em tham gia vào quá trình này, chúng sẽ bắt đầu áp dụng những thói quen để xây dựng nền tảng cho sức khỏe trong tương lai.

Hoạt động mỗi ngày

Tất cả trẻ em, bất kể trọng lượng, nên hoạt động mỗi ngày. Không cần thiết phải đăng kí tập tại một phòng tập thể dục nhưng có thể cho bé chơi các môn thể thao nhẹ, đi bộ đến trường hoặc chơi các trò chơi có tính tương tác, vận động dưới sự giám sát từ người lớn được đánh giá rất cao cho sự phát triển của trẻ.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh khuyến cáo rằng trẻ em nên hoạt động thể chất ít nhất 60 phút mỗi ngày. Hạn chế coi truyền hình và các video trực tuyến; hãy dành thời gian cho các hoạt động bên ngoài mỗi ngày với con cái của bạn.

Thực hiện các bước ngay hôm nay để xác định nhu cầu sức khỏe, lượng calo và hoạt động của con bạn. Nếu bạn lo ngại về cân nặng của con bạn, hãy gặp bác sĩ của bạn. Thật dễ dàng để đặt con của bạn trên một con đường tốt cho sức khỏe cả đời.

Tải Ứng Dụng Tư Vấn Sức Khỏe – GlobeDr: Tại đây


Bài viết khác cùng Box :