LỊCH TIÊM PHÒNG KHI MANG THAI CHO MẸ BẦU

Sinh con là cả một hành trình hạnh phúc xen lẫn những khó khăn. Sẽ có rất nhiều việc mẹ bầu cần chú ý trong khoảng thời gian này, bên cạnh các buổi khám thai, đó là lịch tiêm phòng khi mang thai bà bầu cần biết nếu muốn có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh. Vậy thì mẹ đã biết rõ về lịch tiêm phòng chưa? Hãy cùng GlobeDr tìm hiểu thêm trong bài viết này từ bác sĩ Võ Minh Hoàng - BS Sản Phụ Khoa - BV Từ Dũ nhé.



Trong thời kỳ mang thai mẹ cần tiêm phòng gì?

Rubella: rất nhiều mẹ bầu chủ quan với mũi tiêm Rubella, điều này là không tốt. Trước khi có ý định mang thai, mẹ cần tiêm phòng Rubella trước đó 3 tháng để khi mang thai, thai nhi được khỏe mạnh. Bởi nếu nhiễm bệnh Rubella thì trong 3 tháng đầu hoặc tháng cuối của thai kỳ mẹ có thể bị sẩy thai, sinh non hoặc em bé ra đời có dị tật.

Thủy đậu: mẹ có biết khoảng 2% số bé có mẹ mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu của thai kỳ sẽ có nguy cơ mắc dị tật (dị dạng hình thể, liệt chân tay). Bên cạnh đó, mẹ mắc thủy đậu có thể chuyển virus gây bệnh sang con trong khi sinh nở. Vậy nên để tốt nhất muộn nhất là 2 tháng trước khi mang bầu mẹ nên tiêm phòng thủy đậu.

Viêm gan B: có thể nói đây chính là mũi tiêm mẹ nào cũng cần và khá quen thuộc. Tiêm phòng viêm gan B có thể tiêm trước hoặc trong khi mang bầu đều được. Mẹ mắc bệnh này có thể lây sang con, bệnh này dễ chuyển thành ung thư gan.

Cúm: có thể tiêm phòng cúm vào mọi thời điểm trước khi mang thai. Mẹ mắc cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể khiến con bị dị tật. Hơn nữa, khi mắc cúm sẽ làm cho mẹ bầu mệt mỏi và để lại tác động lớn đến sự phát triển của thai nhi.

Uốn ván: đây được xem là mũi tiêm vô cùng quan trọng đối với mẹ bầu để tránh xảy ra tình trạng thai chết lưu. Mũi đầu uốn ván được tiêm từ tuần 22 trở đi, mũi 2 tiêm nhắc lại cách 1 tháng.

Một vài lời khuyên cho mẹ bầu



Tiêm phòng đầy đủ các mũi tiêm cần thiết cho thời kỳ mang thai

Theo Bacsitoancau, mẹ nên tham khảo sự tư vấn của các bác sĩ để có thêm nhiều kinh nghiệm cũng như cần thiết, đặc biệt là các thông tin về việc tiêm phòng.

Nếu mẹ đang bị bệnh nhiễm trùng cấp gây sốt, bị các bệnh đang điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch hay kháng viêm steroid (corticoid) … cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng. Cơ địa hay dị ứng thuốc cũng nên báo cho bác sĩ chích ngừa biết mẹ nhé!

Mẹ cần phải theo dõi những biểu hiện cũng như thay đổi trên cơ thể trong vòng 24 – 48h sau tiêm. Nếu phát hiện điều gì khác lạ mẹ cần tới gặp bác sĩ ngay.

Điều quan trọng là phải ghi lại chính xác về việc chủng ngừa của mẹ. Chia sẻ thông tin này với bác sĩ chăm sóc sức khoẻ trước khi thụ thai và bác sĩ chăm sóc sức khoẻ trước khi sinh sẽ giúp xác định loại vaccine nào mẹ cần trong thời kỳ mang thai, hay vaccine nào còn thiếu cần được tiêm thêm.

Lịch tiêm phòng khi mang thai bà bầu cần biết được chia sẻ trên đây sẽ là những thông tin bổ ích giúp mẹ có một thai kỳ tốt nhất cũng như giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, phát triển toàn diện.

Tải Ứng Dụng Tư Vấn Sức Khỏe – GlobeDr: Tại Đây


Bài viết khác cùng Box :