Lợi Phúc Đường cho biết: Rối loạn thần kinh thực vật là sự mất cân bằng của 2 hệ thống thần kinh giao cảm và đối giao cảm. Hai hệ thống này về cơ bản hoạt động gần như trái ngược nhau:

Tác động của hệ thần kinh giao cảm rất đa dạng trên hệ tim mạch (làm co mạch, tăng huyết áp, mạch đập nhanh, kích thích tiết mồ hôi); trên hệ hô hấp (làm nhịp thở nhanh, nông). Vì vậy khi những ai bị cường chức năng giao cảm sẽ gây hồi hộp, trống ngực mạnh, tăng huyết áp, vã mồ hôi, giảm co bóp và tiết dịch đối với một số cơ quan tiêu hóa như dạ dày, túi mật, ruột, dịch vị dạ dày…; co thắt cơ trơn phế quản… bốc nóng ở mặt, vã mồ hôi ở lòng bàn chân, bàn tay; nặng hơn có thể tức ngực, khó thở… tim hồi hộp thở gấp, luôn luôn ra mồ hôi. Mồ hôi ra đầm đìa, sợ gió, môi tím tái, sắc mặt trắng bệch, chân tay lạnh ngắt.

Tác dụng của hệ đối giao cảm thì ngược lại, khi cường chức năng đối giao cảm sẽ làm chậm nhịp tim, tăng co thắt và tăng tiết dịch vị.

Ví dụ: Giao cảm làm giãn đồng tử thì đối giao cảm làm co, giao cảm làm giãn mạch vành (beta 2) và co (alpha) thì đối giao cảm làm giãn, giao cảm làm tăng nhịp tim thì đối giao cảm làm giảm nhịp tim, giao cảm làm giảm nhu động và trương lực lòng ruột thì đối giao cảm làm tăng nhu động và trương lực.

Yếu tố môi trường sống (cả gia đình và xã hội) gặp ở hầu hết các đối tượng. Bà nội trợ với áp lực đóng góp tiền bạc (?), áp lực quan hệ gia đình phức tạp… Nhân viên với áp lực chỉ tiêu công việc, người quản lý thì áp lực thay đổi hoặc bị thay đổi vì hoặc cho cuộc sống, v.v…

Sinh viên, học sinh (có những biểu lộ khác so với người trưởng thành) thì áp lực với yêu cầu kết quả học tập từ bản thân gia đình. Đa số các áp lực gây stress trên do môi trường sống nhiều lần hoặc chữa trị chưa hợp lý rất dẫn dẫn đến tình trạng rối loạn lo âu.

Yếu tố gien di truyền: có những bệnh nhân thuộc đối tượng học hành, kiến thức khoa học và kiến thức xã hội cao “cái gì cũng biết” những vẫn có các triệu chứng của một số thể loại trong chẩn đoán rối loạn lo âu kể trên.

Yếu tố tâm lý và quá trình phát triển. Khá rõ ràng khi một số bệnh nhân có một số thể loại rối loạn lo âu có tiền sử bị cư xử không phù hợp, không tương thích với quá trình phát triển tâm sinh lý như bị lạm dụng, bị ngược đãi hay phải sống trong môi trường không thuận lợi cho phát triển cảm xúc, cho phát triển nhận thức và cho khả năng phát triển hình thành ý tưởng cuộc sống.

Quá trình diễn tiến lo lắng, khó ngủ, hoảng sợ hồi hộp, buồn, tập trung kém rồi mệt mỏi, ăn không ngon, mất hứng thú, đôi lúc chán sống có thể diễn ra với mức độ khác nhau. Hội Tâm Thần Hoa kỳ xếp loại các chẩn đoán bệnh tâm thần (DSM-5) về rối loạn lo âu kỹ lưỡng hơn và trong bảng phân loại quốc tế về bệnh tâm thần ( ICD – 10) có thể loại Rối loạn lo âu trầm cảm hỗn hợp.


Bài viết khác cùng Box :