Chị em vẫn thường có những hiểu lầm về bệnh nhiễm nấm âm đạo như: quan hệ tình dục mới bị nấm âm đạo hay nấm sẽ chỉ xảy ra ở vùng kín phụ nữ… Bài viết sẽ dẫn lại các lý giải của chuyên gia về sản phụ khoa để chị em có cái nhìn đúng hơn về bệnh này.

Nhiễm nấm âm đạo là do sự phát triển quá nhiều của nấm Candida. Nấm men này thường xuất hiện trong âm đạo với số lượng nhỏ. Bệnh này không được phân loại như một bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục, tuy nhiên, nó có thể xảy ra thường xuyên, có tính chất tái phát hơn đối với những phụ nữ thường xuyên hoạt động tình không an toàn.

Nhiễm nấm âm đạo là bệnh lý phụ khoa phổ biến ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Khoảng 75% phụ nữ có ít nhất một lần trong đời nhiễm nấm âm đạo trong khi gần 50% có ít nhất hai lần. Khoảng 5% phụ nữ có nhiều hơn ba lần nhiễm nấm trong một năm.


Dưới đây là những lầm tưởng xoay quanh bệnh nấm âm đạo và lời giải đáp từ những bác sĩ sản phụ khoa:

1. Chỉ người đã quan hệ tình dục mới bị nhiễm nấm âm đạo

Không phải cứ quan hệ tình dục mới là nguyên nhân chính khiến “cô bé” bị nhiễm nấm. Theo bà Anita Somani, chuyên gia chăm sóc phụ nữ toàn diện tại Columbus chia sẻ: “Nhiễm nấm vùng kín không phải là bệnh lây qua đường tình dục”, rất hiếm có trường hợp một người đàn ông chưa được cắt bao quy đầu có thể làm sinh sôi nấm men cho người phụ nữ khi cả hai làm “chuyện ấy”. Thế nên, chưa chắc quan hệ tình dục là nguyên nhân gây ra căn bệnh nấm "vùng kín".

Khi sức đề kháng của chúng ta giảm sút, sự cân bằng pH âm đạo bị thay đổi thì loại nấm men này sẽ phát triển một cách nhanh chóng gây nấm âm đạo. Quan hệ tình dục không an toàn như không dùng bao su hoặc quan hệ khi bạn hay người ấy đang nhiễm nấm vùng kín cũng là nguyên nhân gây bệnh. Và khi nữ giới tích cực chuyện chăn gối trong thời gian âm đạo bị nhiễm nấm sẽ bị đau rát dữ dội, làm bệnh trở nên dai dẳng, khó trị dứt điểm.

Nấm âm đạo dễ xảy ra với người trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt là phụ nữ mang thai, người thiếu cẩn trọng trong chăm sóc sức khỏe phụ khoa, hay người bị tiểu đường cũng là “nạn nhân” của loại bệnh khó nói này.

2. Nấm chỉ xảy ra ở phụ khoa

Theo TS.BS Lê Thị Thu Hà – Trưởng khoa Hậu sản M, Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM, Tác nhân gây bệnh nấm âm đạo có thể được lây truyền qua nhiều đường khác nhau. Nếu một bộ phận trong cơ thể có bệnh (viêm) tiếp xúc với bộ phận khác, mà bộ phận này bị trầy xước hoặc tổn thương thì tác nhân gây bệnh (vi khuẩn hoặc vi nấm) có thể xâm nhập vào đó và gây bệnh. Do vậy "yêu" bằng miệng vẫn có thể lây bệnh, dẫn tới nhiễm nấm ở vòm họng.

Do đó, cần tuyệt đối tránh quan hệ tình dục trong thời gian bị nhiễm nấm để bảo vệ sức khỏe sinh sản cho cả hai bạn.

3. Tỏi trị được nấm phụ khoa

Nhiều người lầm tưởng rằng khả năng kháng viêm của tỏi “thần thánh” đến mức có thể trị được nấm âm đạo bằng cách ăn hoặc… đặt tép tỏi vào âm đạo.
Cô Zoe Ferguson (đến từ Mỹ) chia sẻ câu chuyện người bạn thân đặt tỏi vào âm đạo với mong muốn chứng nhiễm nấm của mình được trị dứt điểm, nhưng cô ấy đã phải bật dậy và bỏ ra ngay bởi sự châm chích khó chịu ở vùng kín.
TS Lauren Streicher, bác sĩ sản phụ khoa tại Chicago khẳng định: "Thật vô lý! Tỏi không phải là một nguyên liệu chữa bệnh phụ khoa mà bất cứ bác sĩ phụ khoa nào khuyên bạn nên làm. Và nó không thể thay thế cho các phương pháp điều trị bằng thuốc do khoa học hỗ trợ (như kem chống nấm bán tự do, và thuốc chống nấm đường uống fluconazole)”.

Đồng tình với điều này, bác sĩ phụ khoa Kecia Geither ở New York cho biết: “Tỏi có đặc tính chống viêm, do đó tốt cho việc chống cảm lạnh, nhưng nó sẽ không giúp làm giảm nhiễm trùng nấm "vùng kín".
Như vậy, có thể thấy những bài viết trôi nổi trên mạng về khả năng chữa nấm bằng tỏi là hoàn toàn thiếu căn cứ và chỉ là một “cú lừa”, chị em cần sáng suốt trước khi bắt chước theo bất kỳ phương pháp điều trị nào tại nhà.


4. Tự bắt bệnh tại nhà

Vì nấm âm đạo là bệnh phụ khoa khó nói, khi bắt đầu nhiễm nấm, chị em sẽ bắt đầu thao tác hỏi bác sĩ… google để tự chẩn đoán bệnh cho mình. Tuy nhiên, những dấu hiệu của nhiễm nấm âm đạo mà bạn đọc được ở trên mạng có thể trùng với một số bệnh phụ khoa khác. Do đó, để chắc chắn bản thân bị nhiễm nấm âm đạo, bạn cần đến các phòng khám chuyên biệt nội soi và tuân theo chỉ dẫn điều trị của bác sĩ.

5. Tự chữa nấm âm đạo tại nhà

Đi cùng với việc tự bắt bệnh, chị em sẽ tự mình nghiên cứu những bài thuốc trên internet để tự điều trị, giống như cậu chuyện về người phụ nữ Mỹ trong câu chuyện dùng tỏi trị nấm âm đạo ở trên và cuối cùng phải nhận cái kết đắng. Để điều trị nấm dứt điểm, chị em cần phải có một liệu trình sử dụng thuốc khoa học, có thể là thuốc đặt bên trong để triệt tiêu tác nhân gây bệnh (đây mới là điều cần phải làm), thuốc uống, thuốc bôi bên ngoài. Thì việc sử dụng loại thuốc và liệu trình như thế nào phải do bác sĩ kê đơn, chỉ dẫn chứ không được tự ý điều trị để tránh rước họa vào thân.

Theo TS.BS Lê Thị Thu Hà – Trưởng khoa Hậu sản M, Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM, nhiều chị em thích điều trị tại nhà bằng các phương pháp dân gian như dùng lá trầu không, nước lá trà xanh để vệ sinh vùng kín. Tuy hai loại thảo dược này hoàn toàn có thể sử dụng để làm sạch “cô bé”, nhưng không phải là thuốc đặc trị dứt điểm nhiễm nấm âm đạo. Đồng thời, những thảo dược này chỉ có thể hỗ trợ được phần nào trị nấm nhẹ, khi bệnh đã chuyển nặng thì gần như vô tác dụng.

Để chữa được bệnh này, cần phối hợp cả phương pháp điều trị bằng thuốc và vệ sinh “cô bé” bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên biệt cho vùng kín bị viêm nhiễm nấm ngứa.


Bài viết khác cùng Box :