Chia sẻ cách chữa trị táo bón cho trẻ em & bé 2 tuổi hiệu quả bằng các bài thuốc dân gian và các loại thực phẩm có trên thị trường hiện nay. Táo bón là một trong những biểu hiện của bất thường sinh lý. Táo bón có thể gặp ở bất kỳ đối tượng, lứa tuổi nào, từ trẻ sơ sinh cho đến người cao tuổi. Ở trẻ em đặc biệt với các bé 2 tuổi thường có thói quen không rau trong các bữa ăn, khiến tình trạng táo bón càng dễ xảy ra hơn. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu cho các bậc phụ huynh về cách chữa trị táo bón cho trẻ em & bé 2 tuổi hiệu quả.



Táo bón và những ảnh hưởng xấu của táo bón ở trẻ

Táo bón là tình trạng khó bài xuất phân ra khỏi cơ thể, phân khô và cứng, gây nên cảm giác đau và khó chịu. Đối với trẻ em, trẻ được xác định bị táo bón khi có tần suất đi đại tiện như sau:

Đối tượng Tần suất đi ngoài

Trẻ sơ sinh < 2 lần/tuần
Trẻ bú mẹ hoặc bú bình < 3 lần/tuần
Trẻ lớn hơn < 2 lần/tuần
Theo nhiều công trình điều tra sức khỏe trên thế giới cho thấy, có 16% số phụ huynh được điều tra cho biết con mình bị táo bón ở 2 tuổi, ở Anh là 34% số phụ huynh cho biết con bị táo bón ở độ tuổi 4 – 7%.

Bệnh táo bón nhìn chung không gây ra hậu quả nặng về mặt sức khỏe ở mọi lứa tuổi, chủ yếu là gây nên các cảm giác khó chịu khi đi đại tiện, đau rát, đau bụng, kém ăn,… Tuy nhiên, nếu tình trạng táo bón diễn ra trong thời gian dài có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như: nứt rát hậu môn, trĩ nội, trĩ ngoại, cơ thể bị nhiễm độc do không đẩy được chất thải ra ngoài,…

Với trẻ 2 tuổi, táo bón làm cho trẻ có cảm giác khó chịu, đau rát, quấy khóc, chán ăn, biếng ăn, lâu dần gây thiếu dinh dưỡng, còi xương, chậm lớn,… Phân nằm trong cơ thể trẻ lâu ngày, các chất độc trong phân có thể ngấm ngược lại vào tuần hoàn máu, gây nên những tác động với cơ thể của trẻ nhỏ. Do vậy, mặc dù táo bón là một bệnh lý thường gặp ở trẻ và lành tính nhưng các bậc cha mẹ không nên chủ quan, bạn cần chú ý phát hiện sớm tình trạng táo bón của con mình để xử trí kịp thời.

Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em & bé 2 tuổi?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ, nhưng có hai nguyên nhân phổ biến nhất là do chế độ ăn và thói quen đi đại tiện không hợp lý.



Nguyên nhân từ chế độ ăn của trẻ.

Ở trẻ 2 tuổi nguyên nhân gây táo bón thường gặp là do chế độ ăn thiếu chất xơ. Ở độ tuổi này, trẻ có thói quen lười ăn các loại rau xanh – nguồn chất xơ cho cơ thể. Chất xơ là các chất không được hấp thu vào máu, có tác dụng giữ nước cho khối phân, giúp khối phân được mềm và dễ đẩy ra ngoài hơn.

Trẻ không uống đủ nước: Khi cơ thể không được cung cấp đủ nước thì khối phân sẽ cứng và khó được đào thải ra ngoài hơn, dễ gây nên táo bón.

Thói quen đi đại tiện không hợp lý:

Một tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ đó là nhịn đi đại tiện. Việc nhịn đi đại tiện này có thể xuất phát từ tính ham chơi của trẻ nhỏ dẫn đến quên mất cảm giác đang buồn đi đại tiện, … Nếu tình trạng nhịn đi đại tiện diễn ra trong thời gian dài, trẻ có thể mất dần cảm giác buồn đi ngoài, dẫn đến táo bón. Các bậc cha mẹ nên tập cho con mình thói quen đi đại tiện vào một khung giờ nhất định trong ngày để hạn chế tình trạng táo bón.

Ngoài ra, táo bón ở trẻ nhỏ còn có thể do việc dùng thuốc không hợp lý, thường gặp là thuốc kháng sinh.

Biện pháp chữa táo bón hiệu quả và đơn giản cho trẻ em & bé 2 tuổi



Táo bón không gây ra hậu quả nghiêm trọng trước mắt, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn những mối đe dọa về lâu dài. Với các trường hợp táo bón nhẹ, trẻ vẫn có khả năng đi đại tiện, khối phân không quá cứng, các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể xử trí tại nhà bằng các biện pháp đơn giản như:

Cho trẻ uống đủ nước.

Bổ sung các chất xơ trong thức ăn dặm cho trẻ từ rau, củ, quả. Các thực phẩm bổ sung chất xơ phù hợp cho trẻ như: gạo lứt, khoai lang, ngô, các loại đậu, rau đay, …

Trẻ 2 tuổi, nhu động ruột còn yếu so với người lớn, việc massage nhẹ nhàng vùng bụng cho trẻ sẽ giúp kích thích tăng nhu động ruột, dễ đẩy phân ra ngoài và tiêu hóa trẻ được tốt hơn.

Tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh vào khung giờ nhất định trong ngày.

Trong một số trường hợp táo bón nặng và thường xuyên với biểu hiện khối phân quá rắn, cứng, trên 3 ngày trẻ không đi đại tiện, các biện pháp thay đổi chế độ ăn không cải thiện được tình trạng táo bón, các bậc cha mẹ nên đưa con mình đến gặp bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời, đúng và an toàn. Các thuốc trị táo bón hiện có bao gồm:

Thuốc tạo khối: đây là các thuốc có tác dụng bổ sung chất xơ, dùng theo đường uống.
Thuốc tăng thẩm thấu: thuốc có tác dụng hút nước vào lòng ruột, giúp làm mềm phân, trẻ dễ đi đại tiện hơn. Thành phần chính của nhóm thuốc này là đường lactulose, sorbitol, các hợp chất cao phân tử, … Dùng ở dạng uống.
Thuốc làm mềm phân: thuốc này được dùng qua đường bơm hoặc thụt trực tràng, hậu môn. Chất làm mềm phân (glycerol) được bơm trực tiếp vào hậu môn, làm mềm khối phân, giúp trẻ đi đại tiện dễ dàng. Thuốc này dễ gây kích ứng niêm mạc hậu môn của trẻ.
Lưu ý: Phụ huynh không nên tự ý mua thuốc trị táo bón về dùng cho trẻ, cần có sự tư vấn và hướng dẫn của cán bộ y tế.

Thực phẩm giúp làm giảm táo bón hiệu quả DIẾP CÁ VƯƠNG GOLD




Diếp Cá Vương Gold được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên gồm Diếp cá, Rau má, Rau dền, Súp lơ xanh, … DIẾP CÁ VƯƠNG Gold bổ sung chất xơ tự nhiên, giúp nhuận tràng, thông đại tiện, hỗ trợ phòng ngừa và giảm các triệu chứng táo bón, trĩ; tăng cường sức bền tĩnh mạch; đồng thời giúp lương huyết, thanh nhiệt giải độc cho cơ thể., đặc biệt sử dụng được cho trẻ em trên hai tuổi đây là là sự đặc biệt của sản phẩm so với các sản phẩm có cùng công dụng khác có trên thị trường.

Được sản xuất với dây chuyền công nghệ hiện đại, Diếp cá vương gold đem đến 3 tác động kết hợp cho hệ tiêu hóa của bạn:

Giúp làm giảm táo bón và cải thiện triệu chứng của bệnh trĩ
Hỗ trợ thanh nhiệt giải độc .
Tăng cường chức năng đường tiêu hóa.

Nguồn: https://diepcavuong.com/cach-chua-tr...tuoi-hieu-qua/


Bài viết khác cùng Box :