Hệ thần kinh thực vật điều khiển những chức năng sống còn của cơ thể như tuần hoàn, hô hấp, điều hòa nhiệt độ, điều tiết nội tiết thần kinh, tiêu hóa và chức năng sinh dục tiết niệu qua những vùng được kết nối với nhau của hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm.

Có một mối liên kết mật thiết giữa hệ thần kinh tự động và giấc ngủ về mặt giải phẫu, sinh lý và những chất hóa học thần kinh. Ngày xưa người ta quan niệm rằng sự điều hòa tự động sẽ không thay đổi khi các trạng thái hành vi thay đổi, nhưng gần đây quan niệm về sự điều hòa của hệ thần kinh tự động khi ngủ và mô tả được những thay đổi đáng kể về huyết áp hệ thống và huyết áp ở phổi liên quan đến sự ngưng thở và thở lại ở những bệnh nhân bị hội chứng ngưng thở khi ngủ.

76962

Các bạn có thể tham khảo thêm một số thông tin khác từ chúng tôi qua

http://chualanhbenh.com/

Bình thường khi chúng ta chuyển từ trạng thái thức sang giai đoạn mơ màng và ngủ say, hệ thần kinh phó giao cảm tăng hoạt động và hệ thần kinh giao cảm giảm xuống. Phức hợp Boetzinger ở hành não khởi đầu nhịp để làm nhịp thở chậm lại và đều đặn giúp cho việc trao đổi khí bình thường.

Khi giấc ngủ chuyển từ giai đoạn 1 của NREM sang giai đoạn sâu hơn là giai đoạn 2 và 3 của NREM, hoạt động của hệ thần kinh phó giao cảm còn tăng lên nhiều hơn nữa. Kết quả là giảm nhịp tim, huyết áp và cung lượng tim.

Cùng lúc đó, hoạt động của hệ thần kinh giao cảm giảm xuống, dẫn đến giảm kháng trở ở mạch máu ngoại vi và giảm huyết áp động mạch. Huyết áp ở giai đoạn này thường thấp hơn 10-20% huyếp áp khi thức.

Nhịp tim cũng xuống mức thấp nhất của nó ở giai đoạn 3 NREM. Vì lý do đó mà giấc ngủ ở giai đoạn 3 NREM được xem là tình trạng chiếm ưu thế của hệ phó giao cảm, cân bằng tự động và hồi phục các chuyển hóa.


Bài viết khác cùng Box :