Bệnh rối loạn thần kinh tim là dạng đặc biệt của rối loạn thần kinh thực vật, với dấu hiệu: tim đập nhanh, chậm hay bỏ nhịp, dễ hồi hộp, trống ngực, khó thở, đau thắt ngực trái, mệt mỏi, mất ngủ, hay ngủ mớ, kèm theo chóng mặt, nhức đầu, mỏi cơ bắp, đổ mồ hôi.

Đây không phải là bệnh tim, bởi tim không bị tổn thương thật sự. Nó ít gây biến chứng nguy hiểm, nhưng tâm trạng chán nản, mệt mỏi, thiếu sức sống vì tim đập nhanh lại hiện diện thường xuyên nên người bệnh dễ mắc trầm cảm.

Rối loạn thần kinh tim ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của người bệnh, do đó, để điều trị cần kết hợp nhiều yếu tố: Chăm sóc tinh thần: Người bệnh cần hiểu rằng việc điều trị phải có thời gian, không nên lo lắng, bi quan về tình trạng bệnh. Thay đổi lối sống: tránh lao động nặng, căng thẳng trong cuộc sống, tránh thức khuya, tránh lo âu quá sức, tránh những tình huống, những việc có thể gây xúc động quá mức hoặc căng thẳng tinh thần, phân bổ thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý.

Tăng hoạt động thể chất: đi bộ, tập yoga, thiền …là cách để bình ổn hệ thần kinh tim. Ngừng sử dụng các chất kích thích: như uống rượu, hút thuốc, uống trà đậm, cà phê... Nên sắp xếp để nghỉ ngơi hoàn toàn trong một khoảng thời gian nhất định từ 1 - 3 tháng ở những nơi yên tĩnh, tránh bị xúc động mạnh, tránh căng thẳng.

Triệu chứng nháº*n biết bệnh rối loạn hệ thần kinh thá»±c váº*t

Các bạn có thể tham khảo thêm một số thông tin khác từ chúng tôi qua

http://chualanhbenh.com/

Rối loạn thần kinh tim bản chất là rối loạn lo âu, được kích hoạt bởi các sang chấn tinh thần do áp lực, căng thẳng trong cuộc sống. Bởi vậy, rối loạn thần kinh tim không dễ chữa dứt điểm nếu chỉ dùng thuốc đơn thuần mà bạn cần bạn cần phải phối hợp với việc giảm stress, thay đổi lối sống theo chiều hướng tích cực sẽ giúp cải thiện triệu chứng bệnh.

Trong một số trường hợp, bác sỹ có thể cho bạn sử dụng thuốc an thần, thuốc chống lo âu, trầm cảm, thuốc giảm nhịp tim nhóm chẹn beta nhưng nhất định phải kết hợp với tâm lý trị liệu thì mới thực sự hiệu quả.

Vì vậy, bạn cần thư giãn, kiểm soát căng thẳng và tâm trạng của mình, nên nghỉ ngơi nhiều hơn, sắp xếp, tránh ôm nhiều công việc để dành ra những khoảng thời gian thư giãn cho bản thân. Luôn giữ tâm trạng thoải mái, tích cực, hạn chế những hành động thay đổi cảm xúc đột ngột như xem phim kinh dị, hành động,...


Bài viết khác cùng Box :