Nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật có thể do những nguyên nhân sau đây:

Các bệnh tự miễn, các cuộc tấn công hệ thống miễn dịch và thường tổn các bộ phận của cơ thể, bao gồm cả dây thần kinh. Ví dụ như hội chứng Sjogren và Lupus ban đỏ hệ thống. Rối loạn thần kinh thực vật cũng có thể được gây ra bởi một cuộc tần công hệ miễn dịch của một số bệnh ung thư.

Bệnh tiểu đường: Là nguyên nhân phổ biến nhất của rối loạn thần kinh thực vật, dần dần có thể gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể.

Tổn thương dây thần kinh do phẫu thuật cùng cổ hoặc xạ trị.

Tác dụng phụ của một số loại thuốc, bao gồm một số loại thuốc được điều trị ung thư, thuốc chống trầm cảm và một số thuốc tim mạch.

Bệnh mạn tính khác, chẳng hạn nhue bệnh Parkinson.

Một số bệnh truyền nhiễm: Một số virut và vi khuẩn, chẳng hạn như bệnh ngộ độc, bệnh phong và bệnh bạch hầu, có thể gây ra rối loạn thần kinh thực vật.

Rối loạn di truyền: Một số rối loạn di truyền cũng có thể gây ra bệnh.

Rối loạn tâm sinh lý: Các sang trấn tinh thần ( Stress ), thủ dâm quá nhiều ở cả nam và nữ cũng là một nguyên nhân có thể gặp…

Các bạn có thể tham khảo thêm một số thông tin khác từ chúng tôi qua

http://chualanhbenh.com/

Mệt mỏi: Đây là dấu hiệu thường gặp. Mệt mỏi do rối loạn thần kinh thực vật thì dường như không có nguyên nhân, nghỉ dưỡng thế nào cũng không thể phục hồi được thể lực, thậm chí càng ngủ càng cảm thấy suy yếu, không có sức.

Mất ngủ: Mất ngủ do rối loạn thần kinh thực vật biểu hiện giấc ngủ thường không sâu, có nhiều chiêm bao mộng mị, có người nằm mãi không ngủ được, trằn trọc nóng lòng chờ giấc ngủ vì thế lại càng không ngủ được, có người chỉ ngủ được đến nửa đêm rồi tỉnh dậy dù có cố gắng bao nhiêu cũng không sao ngủ được, có người thức trắng suốt đêm, ánh sáng tiếng động đều làm cho khó ngủ, giấc ngủ chập chờn không sâu, dễ thức giấc.

Đau đầu, nặng đầu, choáng váng: Nhức đầu không có vị trí nhất định, nhức đầu thường tăng lên khi xúc động hay mệt mỏi và giảm khi thoải mái, ngủ tốt. Có lúc đau như cảm giác căng tức, bó chặt như đội mũ chặt, căng thẳng các cơ đầu, cổ.

Trạng thái suy nhược kích thích: Chân tay có cảm giác nặng nề, bủn rủn, run tay hay yếu, nháy mắt, giật cơ mặt, đau nhói vùng trước tim. Bệnh nhân dễ bị kích thích, một kích thích nhỏ cũng làm bệnh nhân khó chịu, kể cả kích thích từ trong cơ thể, làm bệnh nhân mỏi mệt.


Bài viết khác cùng Box :