Hệ thần kinh đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và là trung tâm điều khiển chính đối với mọi hoạt động của cơ thể, vì thế bất cứ vấn đề gì không hay xảy ra sẽ ảnh hưởng nặng nề đến những cơ quan khác trong cơ thể.

Dưới đây là những gì sẽ xảy ra khi bạn mắc phải chứng rối loạn thần kinh thực vật với từng cơ quan và tùy vào loại rối loạn mà bệnh sẽ biểu hiện thành các triệu chứng khác nhau:

Hệ thần kinh: gây đau đầu hoặc đau nửa đầu, lúc đầu có thể đau từng cơn nhưng về sau sẽ đau âm ỉ, đau không rõ ràng vị trí. Các triệu chứng này sẽ thay đổi theo thời tiết và có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.

Các cơn đau đầu có thể kèm theo chóng mặt, hay quên, giảm trí nhớ, kém tập trung. Vì thế những người đi khám đa khoa và đo điện não đồ thường được kết luật là rối loạn tuần hoàn máu não, rối loạn vận mạch.

Hệ tim mạch: hồi hộp, trống ngực đánh nhanh, tăng hay hạ huyết áp. Đối với những bệnh nhân bị hạ huyết áp sẽ kèm theo tình trạng hoa mắt, choáng váng, có biểu hiện đau thắt ngực kèm cảm giác nóng ran nơi vùng ngực.

Hệ tiêu hóa: do rối loạn chức năng co bóp của dạ dày, ruột gây ra đau bụng vùng thượng vị, rối loạn tiêu hóa, táo bón, đầy hơi, chướng bụng, ợ chua, nôn, buồn nôn.

Các bạn có thể tham khảo thêm một số thông tin khác từ chúng tôi qua

http://chualanhbenh.com/

Thực tế bệnh rối loạn thần kinh thực vật cũng là một căn bệnh như những bệnh khác, chỉ cần loại bỏ nguyên nhân gây bệnh thì mới điều trị dứt điểm bệnh.
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc bạn cần phải kiên trì và duy trì một lối sống lành mạnh hơn để bệnh dần biến mất.

Đặc biệt bệnh này có thể điều trị bằng phương pháp trị liệu tâm lý giúp mọi người cân bằng lại hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh phó cảm từ đó người bệnh sẽ dần khỏe lên.

Theo các khuyến cáo của bác sĩ bạn chỉ cần xem như đây là một chế độ sinh hoạt lành mạnh mới vừa thiết lập lại cho bản thân mỗi ngày bao gồm:

Cơ thể luôn đủ máu: bạn có thể bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bằng các loại thuốc, ăn uống nhiều loại thực phẩm bổ máu, tránh làm việc quá nhiều, tránh căng thẳng mệt mỏi. Một khi cơ thể có thể duy trì được lượng máu ổn định thì hệ tuần hoàn sẽ làm việc hiệu quả hơn, cơ thể khỏe mạnh hơn.

Năng lượng cơ thể dồi dào giúp cơ thể không mệt mỏi: năng lượng là chỉ số đo lường trạng thái cơ thể khỏe mạnh do đó hãy tái tạo năng lượng của mình mỗi ngày bằng việc tập thể dục thể thao thường xuyên, ăn nhiều rau củ quá, uống nhiều nước và tuyệt đối tránh xa các chất kích thích.

Giữ tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ, hạn chế căng thẳng: tinh thần là yếu tố quan trọng nhất quyết định sức khỏe của bạn. Vì thế hãy cố gắng hướng đến những điều tích cực trong cuộc sống, tự tạo niềm vui cho mình và hạn chế những điều tiêu cực để tránh căng thẳng. Khi đó khả nănng cải thiện bệnh là rất cao.


Bài viết khác cùng Box :