Một đứa bé mới sinh ra đời thì cơ thể chưa hoàn thiện, còn tiếp tục xây dựng, phát triển nữa. Thời gian tiếp tục xây dựng này kéo dài từ 6 năm đến 15 năm mới xong. Việc phát triển hệ thần kinh thực vật cũng tương tự vậy.

Có bé “xây nhanh”, có bé “xây chậm”. Đa số trường hợp rối loạn thần kinh thực vật đều tự khỏi sau một thời gian chính là nhờ sự phát triển và trưởng thành của hệ thần kinh.

Bé dưới 6 tuổi có rối loạn thần kinh thực vật, nếu không quá nặng thì do yếu tố sinh lý (việc xây dựng thần kinh thực vật chậm). Chúng ta chờ thời gian bé trưởng thành thì bé sẽ tự khỏi.

Trường hợp bé bị nặng như đổ mồ hôi nhiều ở lòng bàn tay, bàn chân, có những cơn hồi hộp, thở nhanh, tim đập nhanh lên, mặt đỏ bừng… thì chúng ta nên cho bé đi khám.

Đa số trường hợp rối loạn thần kinh thực vật nặng có liên quan đến những bất thường khi thành lập hệ thần kinh từ trong bào thai. Tuy nhiên, đa số trường hợp này có thể phân thành nhiều nhánh, có nhiều nguyên nhân.

Chỉ có trường hợp cường thần kinh thực vật bẩm sinh theo kiểu tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, mặt đỏ bừng tức là rối loạn thần kinh thực vật ảnh hưởng trên toàn thân thì đôi khi chúng ta phải dùng thuốc để điều trị.

Các bạn có thể tham khảo thêm một số thông tin khác từ chúng tôi qua

http://chualanhbenh.com/

Nội khoa: thường dùng các thuốc canxi, sinh tố nhóm B đặc biệt là vitamin B6, acid glutamic, thuốc an thần… Bên cạnh đó bạn có thể tiến hành châm cứu kết hợp các liệu pháp tắm nóng, tắm lạnh, tập thể dục và hạn chế căng thẳng…

Ngoại khoa: xuất hiện khi tình trạng rối loạn thần kinh thực vật mà tăng tiết mồ hôi quá nhiều nhất là ở lòng bàn chân, bàn tay do hiện tượng cường chức năng giao cảm gây ra các ảnh hưởng đến lao động và sinh hoạt… Khi đó các bác sĩ chuyên khoa có thể tiến hành các thủ thuật hủy hạch giao cảm ngực.

Nhóm thuốc Propranolol chuyên được sử dụng để điều trị cao huyết áp với liều thấp từ 10-30mg có khả năng điều hóa hệ thống thần kinh sympathetic giúp giảm tình trạng hồi hộp hoặc giọng nói và tay chân run.

Các loại thuốc trầm cảm như Apo amtriptyline có công dụng chống co thắt, giảm các cơn đau bụng và giảm triệu chứng buồn nôn do co thắt đường tiêu hóa.


Bài viết khác cùng Box :