Rối loạn thần kinh thực vật có thể ảnh hưởng một phần nhỏ hay toàn bộ hệ thần kinh thực vật. Một số triệu chứng có thể chỉ ra sự dấu hiệu của bệnh rối loạn thần kinh thực vật bao gồm:

Hoa mắt, hay ngất khi đứng dậy, hay hạ huyết áp tư thế đứng.

Mất khả năng thay đổi nhịp tim khi tập thể dục, hay không gắng sức được.

Vã mồ hôi bất thường, có thể thay đổi giữa vã mồ hôi quá nhiều hay vã mồ hôi quá ít.

Khó tiêu hóa, như ăn mất ngon, tiêu chảy, táo bón, hay nuốt khó.

Các vấn đề về tiết niệu như: khó bắt đầu đi tiểu, tiểu lắt nhắt, và không làm trống bàng quang hoàn toàn.

Các vấn đề sinh dục ở nữ, như khô âm đạo hay khó đạt cực khoái.

Các vấn đề thị lực như: nhìn mờ hay đồng tử mất khả năng phản xạ nhanh với ánh sáng.

Bạn có thể trải qua một vài hay tất cả các triệu chứng này tùy thuộc vào nguyên nhân, và hậu quả có thể nhẹ hay nặng. Các triệu chứng như run cơ và yếu cơ có thể xảy ra do các loại khác nhau của rối loạn thần kinh thực vật.

Không dung nạp tư thế là tình trạng cơ thể bạn bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi do vị thế. Một tư thế đứng khởi phát triệu chứng như hoa mắt, đầu lâng lâng, buồn nôn, vã mồ hôi, và ngất. Nằm xuống giúp cải thiện triệu chứng. Điều này thường liên quan đến sự rối loạn điều hòa của hệ thần kinh thực vật.

Hạ huyết áp tư thế là một dạng của không dung nạp tư thế. Hạ huyết áp tư thế xảy ra khi áp lực máu giảm đáng kể khi bạn đứng lên. Điều này có thể gây ra hoa mắt, ngất và tim đập nhanh. Tổn thương thần kinh từ bệnh như bệnh tiểu đường hay bệnh Parkinson có thể gây các cơn hạ huyết áp tư thế vì rối loạn thần kinh thực vật.

Các bạn có thể tham khảo thêm một số thông tin khác từ chúng tôi qua

http://chualanhbenh.com/

Hệ thần kinh thực vật là một hệ thống kiểm soát vô thức và điều chỉnh các chức năng của cơ thể như tiêu hóa, hô hấp, phản ứng con người, tiểu tiện và kích thích tình dục.

Trong não, hệ thồng kinh thực vật được điều chỉnh bởi vùng dưới đồi. Các chức năng tự chủ bao gồm kiểm soát hô hấp, điều hòa tim, hoạt động của mạch và các phải ứng như ho, xổ mũi, nôn. Sau đó chứng được chia thành các khu vực khác và cùng liên kết với các hệ thống con ANS và các hệ thống thần kinh bên ngoài não. Vùng dưới đồi, ngay phía trên cuống não, hoạt động như một bộ tích hợp cho các chức năng tự trị, nhận cung cấp điều tiết ANS từ limbic để làm như vậy.

Hệ thống thần kinh tự chủ có hai nhanh:

Hệ thần kinh giao cảm

Hệ thần kinh đối giao cảm

Hệ thần kinh giao cảm được coi là hệ thống “ chiến đấu hay chạy”, trong khi hệ thống thần kinh đối giao cảm được coi là hệ thống “ nghỉ ngơi và tiêu hóa “ hay “ ăn uống và sinh đẻ”. Trong nhiều trường hợp, cả hai hệ thống kích hoạt phản ứng sinh lí và một hệ thống khác ức chế nó. Một sự đơn giản hóa trước đây của hệ thống thần kinh giao cảm và đối giao cảm như “ kích thích” và “ức chế” đã bị đạp đổ do có nhiều trường hợp ngoại lệ.


Bài viết khác cùng Box :