Sốt được coi là một phản ứng bảo vệ của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Cơ thể được gọi là sốt khi nhiệt độ cặp nách là >37,2 độ C. Như vậy, sốt là một phản ứng có lợi của cơ thể, nhưng tại sao chúng ta lại cảm thấy lo lắng khi bị sốt, nhất là với trẻ em. Bởi vì sốt là báo hiệu cơ thể đang bị nhiễm bệnh, đây chính là lý do mà hầu hết cha mẹ trẻ đều rất lo lắng khi trẻ bị sốt.

Co giật do sốt cao là hiện tượng chỉ xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng lên rất nhanh trong một thời gian ngắn, thường gặp ở trẻ 6 tháng đến 5 tuổi. Hiện tượng co giật rất có hại cho cơ thể và não của trẻ do thiếu oxy não, nhất là nếu cơ cơn co giật trẻ thường kèm nôn mửa. Nếu người lớn không biết xử trí kịp thời và đúng cách thì trẻ có thể bị tử vong do tắc thở vì ngạt, vì hít phải chất nôn hoặc bị viêm phổi nặng do chất nôn từ dạ dày trào ngược lên thực quản và đường thở gây tổn thương ở phổi.

Cách xử trí khi trẻ sốt cao co giật như sau:
Trước hết cha mẹ cần bình tĩnh, đặt trẻ nằm nghiêng về một bên. Mục đích để đường thở được thông, đờm dãi sẽ chảy ra ngoài để trẻ không nuốt vì nếu nuốt vào phổi gây tắc sẽ rất nguy hiểm. Lưu ý, giữ đầu trẻ thẳng, không được gập để bé thở tốt.
Để trẻ trong tư thế nằm nghiêng, nới rộng quần áo nếu đang mặc chật quá, chỉ một lúc trẻ sẽ hết co giật.
Không nên nhiều người vây xung quanh bé, người sờ chân tay, người lay không có tác dụng mà chỉ làm hại thêm. Mọi người cần đứng tránh xa cho bé thoáng khí, có ôxy để thở.
Tuyệt đối không cho ngón tay vào miệng bé dù trẻ đang cắn giật, kể cả khi cấp cứu. Chờ lúc trẻ hết co giật thì có thể lấy khăn cho vào miệng bé để phòng trường hợp có cơn giật sau.
Trẻ tỉnh táo, khóc mà vẫn sốt cao thì dùng thuốc đặt hậu môn hoặc uống thuốc để hạ sốt, sau đó đưa trẻ đi khám để biết xem có bệnh gì khác ngoài sốt không.
Cách hạ sốt tự nhiên cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại nhà
Nguyên nhân của sốt cao co giật ở trẻ em
Do yếu tố di truyền: Theo các chuyên gia, nếu trong gia đình có người thân hoặc cha mẹ có tiền sử bị sốt cao, co giật thì đứa trẻ sinh ra có nguy cơ bị sốt cao, co giật gấp 2 - 3 lần những trẻ bình thường. Nếu cả bố và mẹ đều có tiền sử bị sốt cao, co giật thì khả năng con bị bệnh cao hơn gấp nhiều lần.
Do trẻ bị sốt kèm theo nhiễm trùng đường hô hấp trên, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Bên cạnh những trẻ bị rối loạn chất điện giải, vitamin B6 cũng là nguyên nhân gây sốt cao, co giật ở trẻ.
Sốt cao, co giật thường gặp ở các bé trong độ tuổi 1 - 3 tuổi. Ở các bé gái tuổi càng nhỏ nguy cơ bị sốt cao, co giật cao hơn các bé trai cùng độ tuổi.
Cơn co giật xảy ra khi trẻ bị sốt ở nhiệt độ từ 39,2 độ C, khoảng 25% xảy ra khi nhiệt độ của bé là 40,2 độ C. Những em bé ở độ tuổi 6-18 tháng tuổi, sốt co giật diễn ra khi nhiệt độ trên 40 độ C.
Nguyên nhân bị sốt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Nguyên nhân trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị sốt
Các triệu chứng của sốt cao, co giật ở trẻ em
Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà người ta chia sốt cao, co giật ra làm ba dạng sau: Sốt cao, co giật nhẹ; sốt cao, co giật nặng và động kinh.

Sốt cao, co giật nhẹ
Những trẻ bị sốt cao, co giật nhẹ cơn co giật thường kéo dài 15 phút, trẻ không có dấu hiệu thần kinh cục bộ và cơn co giật chỉ diễn ra một lần. Ở thể nhẹ bệnh thường tự khỏi, 90% ca không để lại bất cứ di chứng nào.

Sốt cao, co giật nặng
Sốt cao, co giật nặng thường do sốt kèm các triệu chứng như: Cơn co giật kéo dài trên 15 phút, vận động cục bộ ở não, dẫn đến làm liệt todd (liệt sau cơn co giật). Ở thể nặng, trẻ thường bị trên 1 cơn co giật trong vòng 24 giờ. Khi bị sốt cao co giật nặng, hệ thần kinh của trẻ sẽ bị tổn thương, có 7% ca bị sốt cao co giật phức tạp bị suy giảm thần kinh, dẫn đến bị động kinh.

Sốt cao, động kinh
Trẻ sốt cao, động kinh, các cơn co giật diễn ra nhiều lần. Một nghiên cứu mới đây được tiến hành trên 1.706 trẻ co giật do sốt cao, thì có 8% trường hợp cơn co giật kéo dài trên 15 phút, 4% cơn co giật kéo dài 30 phút và 25% trường hợp sốt cao động kinh.

Thông thường ở trẻ nhỏ, co giật nửa người sau đó tự khỏi hoặc nếu không điều trị kịp thời có thể gây liệt nửa người. Ở những trẻ do sốt cao động kinh, thường biến chứng thành liệt cứng hoặc động kinh cục bộ vận động.

Khi trẻ bị sốt cao động kinh sẽ làm hoại tử vỏ não, hạch nền, tiểu não, hoại tử cấu trúc thùy thái dương và đồi thị vô cùng nguy hiểm cho trẻ.

Một số lưu ý cần tránh khi trẻ bị sốt cao, co giật
Khi trẻ bị sốt cao không được ghì chặt trẻ vì có thể làm tổn thương một bộ phận nào đó trên cơ thể hoặc làm gãy xương trẻ.
Tuyệt đối không cho trẻ ăn hoặc uống bất cứ thứ gì vì có thể khiến trẻ bị sặc.
Không dùng vật cứng để ngang miệng để ngăn trẻ cắn lưỡi vì trẻ bị sốt co giật ít cắn lưỡi. Mà sẽ làm tổn thương niêm mạc, làm gãy răng, sứt lợi trẻ.
Không ủ ấm, hoặc mặc thêm quần áo cho con mà nên nhanh chóng làm mát cơ thể bằng cách nới rộng quần áo, đặt trẻ ở phòng thoáng mát.
Phòng cơn co giật do sốt cao ở trẻ
Đưa trẻ đi khám để điều trị sớm, phát hiện nguyên nhân gây sốt và phòng tránh bị co giật.
Cho trẻ uống nhiều nước hoặc bú nhiều lần hơn; uống nước điện giải (oresol), nước cam, chanh để bù nước và tăng sức đề kháng cho trẻ.
Cởi bớt quần áo, mặc quần áo thoáng mát, không ủ ấm hoặc bọc kín trẻ.
Đặt trẻ nằm nơi thoáng mát, sạch sẽ.
Theo dõi thân nhiệt bé thường xuyên bằng cách cặp nhiệt độ.
Lau người cho trẻ bằng nước ấm, dùng thuốc hạ nhiệt khi nhiệt độ cơ thể lên quá 38,5 độ C.
Cho trẻ ăn các đồ ăn lỏng dễ ăn: cháo, sữa... hoặc các món bé thích ăn để hồi phục sức khỏe.
Và đặc biệt là đối với trường hợp bé nhà bạn sinh ra đã yếu và suy dinh dưỡng thì mình càng nên phải chú ý. Cho bé ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, chế độ ăn uống hợp lý và bổ sung các thực phẩm để cải thiện tình trạng sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho bé.
Nguồn bài viết: blog nhà thuốc tây mỹ kim


Bài viết khác cùng Box :