SONHA AUTO tự hào 20 năm lắp đặt cửa trượt tự động và Tư vấn lắp cổng tự động cho biệt thự số 1 Việt Nam. Các Sản phẩm & Dịch vụ khác về cua tu dong:
- Triển khai Sửa chữa cửa tự động chuyên nghiệp
- Update các tính năng mới của Cửa tự động Nhật Bản - NABCO - Thương hiệu số 1 thế giới
- Cam kết chất lượng sản phẩm Cửa tự động Hàn Quốc - SWICO - Thương hiệu số 1 Hàn Quốc

--------------------------------------------------------

TOP FORUM ĐĂNG KÝ FREE


Diễn đàn làm đẹp --- Rao vặt thái nguyên --- Diễn đàn sức khỏe --- Diễn đàn thời trang --- Diễn đàn nội thất --- Diễn đàn vật liệu xây dựng --- Diễn đàn thiết bị xây dựng --- Diễn đàn xây dựng--- Diễn đàn máy móc--- Diễn đàn máy miền bắc


Hiện kết quả từ 1 tới 6 của 6

Chủ đề: Những điều cần biết về bệnh tim mạch (Phần 1-5)

  1. #1
    Super Moderator Avatar của Dr. Vu
    Tham gia ngày
    Sep 2013
    Yahoo : valuemd
    Bài gửi
    130
    Thanks
    91
    Thanked 55 Times in 50 Posts
    1

    Những điều cần biết về bệnh tim mạch (Phần 1-5)

    ID topic : 7230    Ngày gửi : 08-18-2014 08:08 AM 



    I. Lời nói đầu

    Theo ước tính của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) thì số người chết phần lớn liên quan đến bệnh tim và tai biến mạch máu não sẽ gia tăng đến 23.3 triệu người vào năm 2030. Bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế giới. Hàng năm vẫn có nhiều người tử vong vì bệnh tim mạch hơn bất cứ nguyên nhân nào khác.

    Mặc dù nền khoa học kỹ thuật đã phát triển hơn xưa, nhưng nó cũng chỉ phục vụ cho quá trình điều trị về mặt thể lý, chứ không giải quyết được phần “ý thức” của bệnh nhân về bệnh tim mạch. Điều này có thể hiểu được phần nào tại sao tỷ lệ tử vong vì bệnh tim mạch vẫn còn tăng.

    Đa số bệnh nhân tới phòng khám thường than đau và chỉ muốn xin thuốc mà thôi. Khi anh em Y Sĩ khuyên họ phải nên làm thế này, làm thế kia, thì bệnh nhân rất ít khi chịu làm theo.

    Ai trong chúng ta cũng cần phải ăn để sống, nhưng ăn uống sao cho lành mạnh thì không phải ai cũng chịu làm theo. Có nhiều bệnh nhân chỉ thích ăn uống theo cách “phóng khoáng”, không cần kiêng cữ gì. Họ quan niệm rằng, cái gì cũng kiêng cữ thì sống ở đời để làm gì?

    Cách sinh hoạt bị ảnh hưởng từ chính tính chất công việc, các buổi tiệc tùng, các mối liên hệ với gia đình, bạn bè, và cộng đồng, đã làm thay đổi “cách sống” của chúng ta. Qua đó, chúng ta bị lôi cuốn theo lối sống thiếu lành mạnh; chúng ta tiêu thụ những thực phẩm nhiều dầu mỡ, lắm chất béo, nhiều đường, và nhiều muối. Khi những thành phần này được tích tụ nhiều theo năm tháng, chúng sẽ làm nghẹt các động mạch ở tim, làm tim của chúng ta bị truỵ, và xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

    Kiêng cữ có chừng mức là một điều tốt, nhưng không phải lúc nào chế độ “ăn kiêng” cũng mang lại cho ta kết quả tốt. Đây là sự thật. Vậy thì chúng ta phải làm sao?

    Để có một đời sống khỏe mạnh, chúng ta phải tập thay đổi “lối sống” của mình, để nó trở thành những “thói quen” ăn sâu vào “nhận thức” của chúng ta. Khi đó, chúng ta mới có thể duy trì được chế độ “diet” một cách đúng đắn và lâu dài. Đây là một vấn đề thử thách rất lớn, và khó vượt qua đối với phần đông trong chúng ta. Chính vì sự khó khăn đó, chúng ta phải tập cho mình có một “lối sống” lành mạnh ngay từ khi còn trẻ tuổi. Đến khi bước sang tuổi trung niên, chúng mới trở thành “nếp” sau này. Đó là một nguyên tắc.

    - oOo -

    Bệnh tim mạch được xem như là một hiện tượng văn hóa đặc thù đối với xã hội Tây phương. Họ ăn nhiều đồ béo, hảo của ngọt, thích ăn thịt đỏ, và uống nhiều rượu bia. Chính điều này mà người da trắng bị bệnh tim mạch rất nhiều.

    Người châu Á không bị bệnh tim mạch nhiều bằng người Hoa Kỳ. Có thể là do người châu Á ăn nhiều rau cỏ, và trái cây. Mặt khác, không phải gia đình nào cũng đủ khả năng ăn nhiều thịt đỏ trong mỗi bữa cơm thường ngày. Chính điều này lại là cái may cho chúng ta. Điều đó cho chúng ta một bằng chứng rằng bệnh tim mạch là hậu quả của một lối sống thiếu lành mạnh, và ảnh hưởng trực tiếp tới cách chúng ta ăn uống ra sao.

    Chúng ta thường hay nghiện các chất ngọt, đồ béo, thích ăn mặn, và ngồi hàng giờ trước Tivi khi đang hưởng thụ những loại thực phẩm đó. Chính điều này làm chúng ta dễ bị tăng cân, béo phì, gia tăng nguy cơ bệnh tiểu đường, và nhiều biến chứng nguy hiểm của bệnh tim mạch. Đó là hậu quả của “lối sống” thời đại mà con người thích hưởng thụ từ cuộc sống.

    Trái lái, xã hội dưới thời “săn bắn lượm hái” là một cơ chế đơn giản. Mọi người sống với nhau, tạo thành những nhóm nhỏ. Họ ăn nhiều rau quả và trái cây. Họ có một đời sống đơn giản và vui vẻ. Có nhiều bằng chứng cho thấy xã hội thời đó có tỷ lệ thấp số người mắc bệnh tim mạch, đau khớp, và suy giảm trí nhớ. Điều này cũng có thể đúng phần nào vì họ ăn nhiều rau quả và trái cây nên tránh được nguy cơ bệnh tim mạch. Họ thường phải đi săn; họ thường xuyên vận động các cơ bắp, các khớp, giúp cho họ giảm bớt nguy cơ đau khớp. Thêm vào đó, môi trường được trong lành. Họ không bị nhiễm bởi các chất độc (e.g., lead, mercury) thải ra từ công kỹ nghệ như xã hội thời nay. Điều này giúp họ giảm bớt nguy cơ mắc phải các bệnh có liên quan tới thần kinh (e.g., peripheral neuropathy, dementia, etc).

    Một số ý kiến cho rằng chính tính chất “phức tạp” của nền văn minh cơ giới đã tạo cho xã hội những rối rắm; các nguồn khí thải làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới hệ sinh thái, làm nhiễm độc nguồn nước. Khi các độc tố kim loại nặng (e.g., chì, thủy ngân, nhôm, etc) đi vào cơ thể, chúng gây ra những bệnh như thiếu máu, đau cơ, suy giảm trí nhớ, etc. Như vậy, lối sống hiện đại chưa hẳn mang tới cho con người có một đời sống thọ?! Chúng ta phải làm gì để thoát ra khỏi cái tính chất “phức tạp” đó?

    Chúng ta vẫn phải đối diện với thực tại và vui vẻ chấp nhận sự tồn tại của nó. Tuy nhiên, chúng ta có thể đơn giản hoá tính chất phức tạp đó thông qua cách sống “đơn giản”; chúng ta nên ăn nhiều rau cỏ, trái cây, các thành phần ngũ cốc, các hạt, giảm bớt rượu bia, bỏ thuốc lá, bớt ăn thịt đỏ và hải sản (e.g., tôm, cua, etc). Như vậy, chúng ta đã giúp cho tim được khỏe mạnh, và máu huyết được lưu thông dễ dàng hơn.

    Ở một khía cạch khác, tôi thấy hầu hết những vị có tuổi thọ cao đều là những người yêu chuộng hòa bình, tôn trọng hệ sinh thái, và không làm chuyện gian ác. Họ yêu thích công việc vườn tược, tham gia các công tác từ thiện, sống với tinh thần yêu thương, và trên nét mặt bao giờ cũng nở nụ cười. Họ ăn nhiều rau quả, trái cây, và các hạt. Họ không ăn nhiều như chúng ta, và hiếm khi ăn vặt. Nhìn chung, họ ăn uống rất thanh đạm. Họ chủ trương rằng “ăn để mà sống, chứ không phải sống để mà ăn”. Đó là những nguyên tắc căn bản để được sống thọ.

    Bài viết khác cùng Box :




    Tags:

    Lần sửa cuối bởi Dr. Vu; 09-20-2014 lúc 11:42 AM
    Nhân giả vô địch, tuy bất tranh nhi bất thắng.

  • The Following User Says Thank You to Dr. Vu For This Useful Post:

    rao vặt thái nguyênadmin (08-18-2014)

  • #2
    Super Moderator Avatar của Dr. Vu
    Tham gia ngày
    Sep 2013
    Yahoo : valuemd
    Bài gửi
    130
    Thanks
    91
    Thanked 55 Times in 50 Posts
    1

    Những điều cần biết về bệnh tim mạch (Phần 2)

    ID topic : 7230    Ngày gửi : 08-21-2014 12:04 PM 



    II. Cách ăn kiêng dành cho người muốn giảm cân

    Như chúng ta đã biết, những người bị huyết áp cao, tiểu đường, và cao mỡ, thường đi kèm với bệnh tim mạch. Ăn uống giúp chúng ta duy trì sự sống, nhưng cũng là cửa ngõ mang bệnh tật vào người. Những thực phẩm giàu chất tinh bột (e.g., gạo, mì, phở) có hàm lượng carbohydrate khá cao. Nếu chúng ta ăn nhiều chất tinh bột, sẽ làm chúng ta tăng cân, bị tiểu đường, và bệnh tim mạch.

    Gạo trắng có số điểm glycemic index khoảng 65+, trong khi gạo nâu chỉ có số điểm glycemic index khoảng 55, hoặc thấp hơn. Những loại thực phẩm nào có số điểm glycemic index dưới 55 đều được xem là thấp, và an toàn. Hầu hết các loại rau cỏ đều có số điểm glycemic index thấp. Chính vì thế, ăn nhiều rau cỏ sẽ giúp chúng ta giảm cân, giảm huyết áp, đỡ bị tiểu đường, và cao mỡ. Qua đó, chúng ta sẽ có một sức khỏe tốt hơn và phòng ngừa bệnh tim mạch, cũng như những biến chứng của nó gây ra.

    Ai cũng biết rằng ăn nhiều rau cỏ và trái cây sẽ giúp chúng ta giảm cân, ổn định lượng đường trong máu, giảm huyết áp, không bị cao mỡ, và tốt cho tim mạch. Nhưng ăn như thế nào mới là đúng cách?

    Tôi xin chia sẻ với quý vị một bí quyết sau đây:

    Quý vị hãy ăn nhiều rau và trái cây trước khi ăn bất cứ loại thực phẩm nào khác. Có nghĩa là quý vị ăn rau cỏ và trái cây đến mức gần ngang bụng rồi mới ăn những thứ khác.

    Mục đích của phương pháp này là tăng lượng chất sợi càng nhiều càng tốt, và giảm bớt thành phần tinh bột (e.g., gạo, mì) cũng như các chất béo. Sự thật rằng khi bạn nhồi nhét những thành phần chất sợi ấy vào cơ thể, chúng sẽ gởi tín hiệu lên não bộ rằng bạn đang no, cần phải ngưng ăn lại.

    Trong thực tế, đây chỉ là lúc bạn sắp no mà thôi. Kế tiếp, bạn lấp vào bụng phần còn lại bởi những thành phần chất đạm, protein (e.g., một khoanh cá, một vài miếng thịt nạc, etc) và một chén cơm, hoặc nui gì cũng được. Như vậy, bữa cơm của bạn sẽ có nhiều chất sợi với những thành phần vitamin cần thiết từ rau cỏ và trái cây, các thành phần protein, lipids, và chỉ một ít chất tinh bột.

    Đối với những quý vị thích ăn rau salads (sà lách), quý vị có thể đổ thêm một chút dầu olive lên trên bề mặt của rau cho có mùi thơm. Sự thật, dầu olive có khả năng "anti-oxidation" và làm lành các mô bị hư hại. Nếu muốn cho dể ăn hơn tí xíu, bạn có thể cho thêm một chút nước sốt "vinaigrette" lên trên rau salads cũng rất ngon.

    Cách ăn này sẽ không làm quý vị mập, giảm nguy cơ bệnh tiểu đường, bệnh tim và cao máu.

    Ngoài ra, quý vị cũng nên tránh ăn nhiều "thịt đỏ" (e.g., thịt bò). Chúng ta chỉ ăn vào những dịp có tiệc tùng quan trọng (bất khả kháng), cưới hỏi, các dịp lễ Tết, hoặc thỉnh thoảng mới ăn mà thôi.

    Những loại cá (e.g., sardine, salmon, etc) cho ta nhiều omega-3-fatty acids rất tốt cho mắt, tim mạch, và não bộ. Ăn cá cung cấp cho ta mỡ tốt, nhưng lại không có nhiều calories. Vì thế, ăn cá không làm chúng ta bị mập.


    Tags:

    Lần sửa cuối bởi Dr. Vu; 08-29-2014 lúc 12:28 AM
    Nhân giả vô địch, tuy bất tranh nhi bất thắng.

  • #3
    Super Moderator Avatar của Dr. Vu
    Tham gia ngày
    Sep 2013
    Yahoo : valuemd
    Bài gửi
    130
    Thanks
    91
    Thanked 55 Times in 50 Posts
    1

    Những điều cần biết về bệnh tim mạch (Phần 3)

    ID topic : 7230    Ngày gửi : 08-21-2014 10:27 PM 



    III. Để có một trái tim khỏe mạnh

    Theo lý thuyết, huyết áp bình thường là 120/80 mmHg. Những người có huyết áp trên 140/90 mmHg được xem là cao huyết áp. Tiền tăng sông ở vào khoảng (121-139)/(81-89) mmHg. Tuy nhiên, những người có huyết áp rơi vào khoảng 11X/7X (e.g., 118/78) cũng được xem là bình thường.

    Những người hay ăn mặn, uống rượu bia nhiều, hút thuốc lá, lười hoạt động, và béo phì thì đều có nguy cơ bị cao huyết áp mặc dù tuổi đời còn trẻ, không nhất thiết phải là trung niên, hay người cao niên. Vậy thì chúng ta phải làm sao?

    A. Bớt ăn mặn

    Thích ăn mặn là một thói quen rất khó bỏ. Không thể phủ nhận rằng hầu hết trong chúng ta đều thích ăn mặn; nó tạo cho chúng ta hương vị đậm đà và dễ ăn hơn các món ăn lạt.

    Thực ra, trong trái cây cũng có thành phần muối tốt, đó chính là potassium (K). Loại muối từ trái cây không làm chúng ta bị cao huyết áp, trái lại chúng còn giúp điều hòa lượng muối trong cơ thể, giúp cho huyết áp được ổn định hơn.

    Theo lời khuyên của American Heart Association thì mỗi ngày chúng ta nên ăn tối thiểu khoảng một nửa đĩa rau quả và trái trái cây mỗi ngày, với nhiều loại rau và trái cây tươi màu sắc khác nhau. Chúng không những cho ta nhiều vitamin cần thiết, mà còn cung cấp potassium (muối tốt) cho cơ thể. Chúng ta có thể dùng cách này để thay thế cho những loại thực phẩm có nhiều sodium (Na) từ các món ăn vặt.

    B. Hạn chế rượu bia

    Có nhiều bệnh nhân hỏi tôi tại sao họ không ăn đồ béo, vẫn thường xuyên vận động, mà vẫn bị cao mỡ?

    Chúng ta không đề cập đến vấn đề di truyền ở đây, nhưng chúng ta phải để ý tới thói quen "uống nhiều". Khi chúng ta uống nhiều rượu bia, các chất alcohol sẽ tích tụ trong người lâu ngày và hoán chuyển nó thành mỡ, làm chúng ta bụng bự, và cao mỡ. Không những thế, những thực phẩm có nhiều carbohydrate (đường) cũng tạo ra mỡ. Đó là chưa nói tới cơ chế trao đổi chất (metabolism) của mỗi người khác nhau. Những người có metabolism thấp, họ tiêu thụ năng lượng chậm hơn, và do đó các chất đường sẽ tích tụ lâu ngày tạo thành mỡ, dễ làm chúng ta tăng cân. Những người có metabolism cao, họ tiêu thụ năng lượng mau hơn, cơ thể đốt nhiều năng lượng hơn; những người này mặc dù họ vẫn uống đều nhưng họ vẫn có thể không bị bụng bự. Chúng ta chỉ nói trên một cơ chế bình thường, không ốm đau bệnh tật gì cả. Nó tuỳ thuộc vào thể tạng của mỗi người.

    C. Bỏ thuốc lá

    Carbon monoxide trong thuốc lá làm hư hại các tầng lớp bảo vệ của tế bào, tạo điều kiện thuận lợi cho mỡ đóng đầy các thành động mạch. Lâu dần, các thành mạch máu sẽ dày và cứng lên, làm suy yếu các thành động mạch, tạo cho điều kiện cho "xơ vữa động mạch" phát triển. Hiện tại các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết chính xác cơ chế khói thuốc lá gây ra hypertension như thế nào, nhưng khói thuốc cũng góp phần làm cho tim của chúng ta bị suy yếu, đi kèm với cao huyết áp.

    D. Hạn chế của ngọt & tập thể dục

    Ngoài việc giảm bớt các thành phần tinh bột, chúng ta cũng nên giảm bớt các chất ngọt nhân tạo từ nhiều loại thức uống (e.g., Coca Cola, Pepsi). Ngoài ra, một số loại trái cây (e.g., xoài, sầu riêng, nhãn) cũng có nhiều chất ngọt; những loại trái cây này ta cũng nên bớt đi. Những loại đường nhân tạo cũng góp phần gây ra "metabolic syndrome" (cao máu, cao đường, cao mỡ). Cả ba condition kể trên đều xảy ra chung với nhau làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, tiểu đường, và tai biến mạch máu não.

    Tập thể dục giúp cho chúng ta giảm cân, và do đó lượng mỡ thừa cũng phần nào bị tiêu bớt đi. Qua đó, exercise giúp cho máu huyết được lưu thông, giúp cải thiện trí nhớ, giảm nguy cơ bệnh tim, tai biến mạch máu não, giúp cho xương cốt và các khớp được mạnh mẽ hơn. Ngoài ra, exercise còn giúp cho quý bà giảm nguy cơ ung thư vú, và nhiều lợi ích khác.

    E. Tránh các loại đồ "fast foods"

    Những loại nhà hàng chuyên bán đồ ăn nhanh (e.g., McDonald's, Hardee's restaurants) luôn biết cách đánh vào tâm lý của thực khách. Mỗi khẩu phần ăn đều trông rất bắt mắt, nào là hamburger kẹp thịt bò, có cheese béo, nước ngọt, và khoai tây chiên. Những loại thực phẩm này là kẻ thù của bệnh tim. Nếu bạn đang tăng cân, lười hoạt động, lại còn hay ăn "fast foods", chắc chắn bạn sẽ không tránh khỏi bệnh tim mạch.


    Tags:

    Lần sửa cuối bởi Dr. Vu; 08-29-2014 lúc 12:38 AM
    Nhân giả vô địch, tuy bất tranh nhi bất thắng.

  • #4
    Super Moderator Avatar của Dr. Vu
    Tham gia ngày
    Sep 2013
    Yahoo : valuemd
    Bài gửi
    130
    Thanks
    91
    Thanked 55 Times in 50 Posts
    1

    Những điều cần biết về bệnh tim mạch (Phần 4)

    ID topic : 7230    Ngày gửi : 08-31-2014 02:34 PM 




    Bệnh tim có ngăn ngừa được không?

    Vâng! Bệnh tim có thể ngăn ngừa được, miễn là chúng ta phải thay đổi cách sinh hoạt hằng ngày trong đời sống thông qua chế độ dinh dưỡng lành mạnh, và hạn chế những thói quen xấu làm ảnh hưởng tới sức khỏe.

    Để hiểu được mục đích trị bệnh, ta cần nên biết một vài markers chuẩn để có một sức khỏe tốt.


    Sau đây là những markers tốt cho tim:

    * Blood pressure: 120/80 mmHg

    * Total cholesterol count: < 150 (125-200 mg/dl)

    * HDL cholesterol: >/= 46 mg/dl

    * LDL cholesterol: < 70 (< 130 mg/dl)

    * Triglyceride count: < 150 mg/dl

    * Fasting glucose, serum (sugar) count: 65-99 mg/dl

    * Body Mass Index (BMI): < 25

    * Hemoglobin A1c: < 5.7% of total Hgb

    Nếu < 5.7% --> không có bệnh tiểu đường

    Nếu 5.7-6.4% --> có nguy cơ bệnh tiểu đường

    Nếu > or = 6.5% --> có bệnh tiểu đường

    * Thyroid, C-reactive protein, homocysteine: normal range


    Sự thật rằng chúng ta phải cố gắng giữ định mức cholesterol trong mức chuẩn ở trên. Nếu quý vị đã có tiền sử bệnh tim mạch, quý vị phải giữ định mức LDL < 70 mg/dl.

    LDL là gì? LDL là loại mỡ xấu. Chúng là thành phần lipoprotein, vận chuyển mỡ từ gan và đóng vào bên trong động mạch. Loại mỡ xấu này làm hẹp lại thành động mạch, làm cho các mạch máu bị tắc nghẽn và mất đi khả năng đàn hồi, làm giảm lưu lượng máu tuần hoàn, dẫn đến nguy cơ "nhồi máu cơ tim". Khi chúng ta hạ thấp LDL dưới 70 mg/dl thì cũng giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên để định mức LDL xuống cực thấp sẽ dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng.

    HDL là gì? HDL là loại mỡ tốt; chúng cũng là thành phần lipoprotein, nhưng vận chuyển mỡ từ các mô, và thành động mạch trở về gan. Sau đó, gan mới phân hủy lượng mỡ thừa và thải ra ngoài cơ thể. Chỉ số HDL càng cao thì chúng ta càng giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

    Triglyceride là gì? Triglyceride là loại mỡ tìm thấy trong máu. Khi chúng ta ăn uống, cơ thể sẽ hoán đổi nguồn thực phẩm thành calories. Bất cứ lượng carolies nào mà cơ thể chưa cần dùng ngay đều biến thành triglycerides (glycerol + 3 fatty acids). Triglyceride được dự trữ trong những tế bào mỡ để dùng khi nào cơ thể cần đến. Nếu cơ thể hấp thụ quá nhiều calories từ các thành phần carbohydrates (e.g., gạo, mì, phở, etc), và các chất béo, hơn là số năng lượng tiêu dùng, dẫn tới tình trạng "hypertriglyceridemia". Khi lượng triglyceride tăng cao, chúng ta dễ bị nguy cơ bệnh tim, và tai biến mạch máu não, bao gồm cả chứng mập phì, metabolic syndrome (cao mỡ, cao đường, cao máu).

    Triglycerides và cholesterol đều là những thành phần lipid tuần hoàn trong máu. Triglyceride dự trữ số calories chưa dùng đến, và cung cấp năng lượng cho cơ thể khi cần. Cholesterol được dùng để tái tạo các lớp màng của tế bào, và tạo ra nhiều hormone, bao gồm vitamin D, và steroid hormones (e.g., progesterone, estrogen, testosterone, và một vài hormone khác). Bời vì cholesterol và triglyceride không thể hòa tan trong máu, nên chúng cứ tuần hoàn trong cơ thể với sự trợ giúp của protein mà vận chuyển các thành phần lipid (lipoprotein).

    Thực và dược phẩm tốt cho tim

    * Dầu cá (Omega 3 fatty acids)

    Dầu cá giúp chúng ta hạ thấp triglyceride. Ngoài ra, những loại cá (e.g., cá hồi, cá mòi, cá thu) đều có chứa một số lượng lớn "omega-3-fatty acids", rất tốt cho tim, cải thiện trí nhớ, và tăng cường hệ miễn nhiễm.

    Khi quý vị mua dầu cá, quý vị phải chú ý tới chỉ số EPA và DHA của thuốc; chỉ số của chúng càng cao chừng nào, càng tốt chừng nấy (e.g., EPA 860 mg, DHA 580 mg). Chỉ số EPA và DHA càng cao thì càng đánh giá đúng mức chất lượng của thuốc. Nếu chỉ số EPA và DHA quá thấp thì hiệu quả của thuốc cũng chẳng giúp được gì cho cơ thể.

    * Oat bran và oatmeal (bột yến mạch)

    Mỗi buổi sáng, chúng ta cứ làm một tô yến mạch, cho vào thêm với blueberries, rải một tí cinnamon (bột quế) cho nó thơm.

    Bột yến mạch sẽ kết dính vào cholesterol trong ruột non, giúp chúng ta loại bỏ bớt các chất mỡ thừa ra ngoài cơ thể hơn là hấp thụ nó vào gan.

    * Brown rice (gạo nâu)

    Gạo nâu có nhiều chất bổ dưỡng hơn gạo trắng vì các chất cám còn nguyên và chứa nhiều vitamine hơn là gạo trắng.

    Gạo nâu có nhiều chất bổ dưỡng hơn gạo trắng vì các chất cám còn nguyên và chứa nhiều vitamine hơn là gạo trắng. Ngoài ra, gạo nâu cung cấp nhiều chất sợi, và chậm lại quá trình hấp thụ của đường. Do đó, gạo nâu không làm tăng sự hoạt động của insulin nhiều so với gạo trắng, giúp cho lượng đường ổn định hơn.

    * Garlic & vitamine C

    Những loại trên cũng cung cấp các thành phần anti-oxidant chống lại viêm, loại bỏ các chất độc, giúp cho tim được tốt hơn.

    * Thuốc "-statin" & CoQ10

    Những loại thuốc (e.g lovastatin, simvastatin, etc) giúp làm giảm LDL cholesterol. Ngoài ra, chúng còn làm nở các mạch máu, giúp cho máu huyết được lưu thông.

    Lợi điểm của thuốc "statin" còn giúp cải thiện trí nhớ cho những người lớn tuổi. Nếu quý vị uống thuốc này mà bị đau nhức bắp thịt, quý vị có thể nói với bác sĩ gia đình của mình để giảm bớt liều, hoặc đổi sang một loại thuốc khác. Có bằng chứng cho thấy rằng việc kết hợp thuốc CoQ10 đi kèm với "statin" cũng làm giảm đi chứng đau nhức bắp thịt.

    * Thuốc ACE Inhibitors & ARBs

    Khi bệnh nhân bị huyết áp cao, chúng ta có thể bắt đầu dùng ACE inhibitor như là Lisinopril. Nếu bệnh nhân phàn nàn bị ho, ta có thể dùng ARBs (e.g., losartan), hoặc một loại beta blocker (tùy trường hợp).


    Tags:

    Lần sửa cuối bởi Dr. Vu; 08-31-2014 lúc 02:38 PM
    Nhân giả vô địch, tuy bất tranh nhi bất thắng.

  • #5
    Super Moderator Avatar của Dr. Vu
    Tham gia ngày
    Sep 2013
    Yahoo : valuemd
    Bài gửi
    130
    Thanks
    91
    Thanked 55 Times in 50 Posts
    1

    Những điều cần biết về bệnh tim mạch (Phần 5)

    ID topic : 7230    Ngày gửi : 09-20-2014 11:39 AM 



    Trong hệ thống tuần hoàn, cơ thể có 3 động mạch vành chính nằm trên bề mặt của tim, mà được gọi là "right coronary artery, left anterior descending artery, và left circumflex coronary artery". Ba động mạch này giúp vận chuyển oxygen trong máu đến mô tim. Những mạch máu mà lấy đi "deoxygenated blood" từ mô tim được gọi là "cardiac vein".

    Theo thời gian, các chất mỡ đóng chặt vào thành động mạch vành, làm chúng ta bị đau tim (angina). Những người có tiền sử bệnh tim mạch, hoặc "xơ vữa động mạch (atherosclerosis)", thì đều có nguy cơ bị đau tim khi các mảng mỡ bị vỡ ra, làm tắc nghẽn sự lưu thông của máu tới các mô tim.


    A. Bốn dấu hiệu xảy ra trước khi đau tim

    1. Đau ngực

    Đau ngực là một triệu chứng thông thường xảy ra khi đau tim. Chứng "tức ngực" có khi đau cả vùng ngực, nhưng cũng có khi đau bên trái, hoặc trung tâm của vùng ngực. Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy đau bắt đầu ở hàm, rồi lan tỏa xuống vùng vai bên trái.

    Cơn đau có thể xảy ra ở những thời điểm khác nhau, và cường độ đau cũng khác nhau. Cơn đau có thể xảy ra một cách thình lình, kéo dài khoảng vài phút, hoặc có khi lâu hơn. Cơn đau có thể nhẹ, hoặc nặng, tuỳ theo tình trạng mỗi người. Bạn có cảm giác ngực đau như thắt lại, nặng như có ai đè lên ngực mình vậy.

    2. Khó thở

    Hầu hết mọi người đều cảm nhận được triệu chứng đau ngực một cách rõ ràng, nhưng không phải ai cũng biết rằng triệu chứng khó thở cũng có thể xảy ra ngay cả khi không có triệu chứng đau ngực. Đây là dấu hiệu báo trước của cơn đau tim sắp xảy đến.

    Theo kinh nghiệm lâm sàng cho thấy có những trường hợp bệnh nhân chỉ cảm thấy khó thở, nhưng lại không thấy có dấu hiệu đau ngực gì cả. Những người này có mức tử xuất cũng khá cao.

    Chứng khó thở có thể xảy ra một cách đột ngột, ngay trước khi, hoặc đang lúc đau tim. Có những bệnh nhân đang làm vườn, hoặc đi bộ ngoài đường, đột nhiên bị đau nhói không đi được nữa, đành phải dừng lại một lúc mới cảm thấy bớt đau.

    3. Chứng ợ chua & khó tiêu

    Đôi khi chúng ta cảm thấy triệu chứng đau ngực không rõ ràng; thỉnh thoảng chúng ta cảm thấy như đau giả vờ. Có một số bệnh nhân sau khi đi ăn về cảm thấy mình ăn không tiêu, kèm theo triệu chứng ợ chua. Họ cứ ngỡ rằng mình bị đau bao tử. Đến khi khám sức khỏe, bác sĩ mới khám phá ra họ không bị đau bao tử, cũng chẳng phải do ăn không tiêu, mà là dấu hiệu báo trước của cơn đau tim sắp xảy ra.

    Tại sao lại như vậy nhỉ?

    Thực ra cũng chẳng lấy làm lạ khi mà "Tim" và "Bao Tử" cùng sài chung giây thần kinh sọ số 10 (Vagus nerve). Vagus nerve được biết với vai trò là phó giao cảm (parasympathetic control) điều khiển hệ thống tiêu hóa và tim. Chính điểm này mà người ta bị nhầm lẫn những triệu chứng của đường tiêu hóa hơi na ná như đau tim vậy.

    4. Buồn nôn và ói mửa

    Một điều cũng cần phải để ý rằng có một số ít trường hợp người bệnh cũng có triệu chứng buồn nôn và ói mửa. Những triệu chứng này thường ít gặp. Trên thực tế cho thấy rằng những triệu chứng trên không phải là không xảy ra.

    Đương nhiên, điều này không có nghĩa rằng ai có một trong số những triệu chứng kể trên đều bị đau tim. Vì thế, quý vị cũng không cần phải lo lắng quá làm gì.


    B. Những dấu hiệu khác của cơn đau tim

    * Đau lan xuống bả vai, lưng, hàm, gáy

    * Đổ mồ hôi

    * Tim đập nhanh và bất thường

    * Chóng mặt, nhức đầu

    * Cảm giác đau không rõ ràng

    * Mất ngủ

    * Cảm giác mệt bất thường


    C. Bốn nguy cơ chính gây ra bệnh tim

    1. Cao huyết áp

    Cao huyết áp là một triệu chứng rất thông thường mà ai cũng cảm nhận được. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng nó chính là "kẻ giết người thầm lặng" bởi vì nó có thể gây thương tổn mà không báo trước những triệu chứng. Đến khi bạn phát hiện mình bị cao huyết áp thì cũng đã rồi.

    Bạn cũng cần phải biết rằng "cao huyết áp" là nguy cơ hàng đầu dẫn đến tình trạng "tai biến mạch máu não" nếu bạn ăn uống không cẩn thận.

    Cao huyết áp có thể xảy ra mà không rõ nguyên nhân từ đâu, nhưng thường những người có bệnh tiểu đường, hút thuốc, béo phì, lười tập thể dục, thích ăn mặn, thì đều khó tránh khỏi bị cao huyết áp.

    Khi chúng ta bị cao huyết áp thì tim phải làm việc cật lực để bơm máu đi khắp cơ thể. Chính vì điều này, tim sẽ bị to ra, và yếu dần. Thêm vào đó, mỡ đóng chặt vào bên trong thành động mạch vành, làm cho động mạch bị tắc nghẽn, dẫn đến bệnh tim mạch, và những biến chứng của nó.

    2. Tiểu đường

    Tiểu đường là một tình trạng rối loạn của "metabolism" mà trong đó glucose không thể đưa vào bên trong các tế bào để tạo năng lượng ATP từ nguồn thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ. Điều này tạo tình trạng glucose tích tụ trong máu, dẫn đến hiện tượng "hyperglycemia". Khi glucose trong máu cao hơn mức bình thường, chúng sẽ làm tổn thương tới "coronary arteries" (động mạch vành của tim), bao gồm cả thận, mắt, và hệ thống thần kinh ngoại biên.

    Thông thường những người có bệnh tiểu đường, tăng sông, cao mỡ thì đều có nguy cơ bị đau tim. Một điều đáng sợ của bệnh tiểu đường là biến chứng của nó; nó có thể làm chúng ta bị mù mắt, cưa chân, và suy thận. Khi bạn bị tiểu đường, bạn cần phải ăn uống cẩn thận, siêng năng tập thể dục, cố gắng giữ tinh thần cho được vui vẻ, và uống thuốc đúng quy định thì mới có một đời sống tươi vui và lâu dài.

    3. Cao mỡ




    Cơn đau tim xảy ra khi các chất mỡ đóng đầy vào các thành động mạch vành, làm hẹp lại lòng động mạch, gây cản trở đường lưu thông của máu qua động mạch. Theo thời gian, các chất mỡ kết hợp với calcium, cellular debris, fibrin, macrophages và một số các tế bào khác tạo ra tình trạng "calcification" làm cứng lại động mạch.

    Bạn cũng nên biết rằng khi một người mà có cả 3 conditions (tiểu đường, tăng sông, cao mỡ) cùng đi chung với nhau thì sẽ tạo ra "metabolic syndrome". Khi đó, nguy cơ bị đau tim sẽ rất cao.

    4. Căng thẳng

    Cuộc sống quá bận rộn và lắm bon chen, tạo cho chúng ta nhiều áp lực từ công việc cho tới những vấn đề trong gia đình. Chính sự căng thẳng đó đã làm tinh thần của chúng ta chao đảo, ăn uống ngủ nghỉ thất thường. Nếu chúng ta cứ để tình trạng này tiếp diễn từ ngày này sang ngày khác, các tế bào miễn nhiễm (e.g., lymphocytes) sẽ bị suy yếu đi. Cơ thể mất dần khả năng đề kháng, và "metabolism" cũng bị rối loạn. Thêm vào đó, hàng loạt các hormones (e.g., cortisol) từ cơ thể được tiết ra, làm rối loạn các tuyến nội tiết, và làm hệ thống tuần hoàn cũng bị ảnh hưởng theo. Khi đó, tim của chúng ta dễ bị thất nhịp.

    Chúng ta nên tập sống với tinh thần "quẳng gánh lo đi mà vui sống". Công việc tới đâu ta làm tới đó, và cũng nên tránh suy nghĩ lung tung những vấn đề chưa xảy ra. Những bực bội không cần thiết sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các độc tố được nhả ra từ các tế bào xấu. Các độc tố đó gây thương tổn tới các tế bào lành mạnh, và tạo môi trường thuận lợi cho bệnh tật phát sinh. Điều này chúng ta phải cố gắng khắc phục nó cho được tốt. Một tinh thần vui vẻ trong một thể xác tráng cường sẽ không có chỗ cho bệnh tật phát sinh.


    D. Những nguy cơ khác

    * Mập phì

    * Lười hoạt động

    * Hút thuốc lá


    Tags:

    Nhân giả vô địch, tuy bất tranh nhi bất thắng.

  • #6

    Tham gia ngày
    Mar 2019
    Yahoo : chothai24h.com
    Bài gửi
    32
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Để có một trái tim khỏe mạnh là chúng ta cần biết và phòng tránh bệnh hiệu quả



    Tags:


  • Chi tiết chủ đề

    Người dùng duyệt chủ đề

    Hiện tại có 1 người đang xem chủ đề này. (Gồm có 0 Thành viên và 1 Khách)

    Diễn đàn sức khỏe việt nam Quyền viết bài

    • Bạn không thể gửi chủ đề mới
    • Bạn không thể gửi trả lời
    • Bạn không thể gửi file đính kèm
    • Bạn không thể sửa bài viết của mình
    •  
    Lưu ý: Thông tin trên Diễn đàn Suckhoetoday.com chỉ có tính chất tham khảo, không tự ý áp dụng.Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.
    Website đang chạy phiên bản thử nghiệm chờ xin giấy phép của Bộ Thông Tin và Truyền Thông.

    Chúng tôi không chịu trách nhiệm trên các quảng cáo của người dùng đăng tải trên diễn đàn. Các trường hợp vi phạm, chúng tôi sẽ tiến hành xử lý xóa bỏ ngay lập tức.
    Nếu bạn nhận thấy quảng cáo vi phạm, xin vui lòng gởi thông báo cho chúng tôi, xin cám ơn!.