[B]Cách phòng tránh và điều trị bệnh béo phì ở trẻ em
[/B
]Bệnh béo phì ở trẻ em tương đối phổ biến hiện nay. Bệnh có thể ảnh hưởng rất nhiều tới tâm lý và sức khỏe của trẻ sau này
Nguyên nhân gây bệnh béo phì ở trẻ em
Bệnh béo phì ở trẻ em không phải tình trạng hiếm gặp. Cha mẹ luôn muốn cho con những điều tốt nhất. Việc cho con ăn quá nhiều thực phẩm dinh dưỡng xảy ra ở rất nhiều gia đình. Điều này dẫn đến bệnh béo phì dù trẻ còn ở độ tuổi rất nhỏ.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thừa cân nghiêm trọng của trẻ như:
- Ăn quá nhiều thực phẩm dinh dưỡng, nhiều chất béo hàng ngày
- Trẻ ít được vận động. Thường xuyên xem tivi, điện thoại, máy tính nhiều giờ
- Di truyền cho cha mẹ hoặc người thân trong gia đình có tiền sử béo phì
- Cơ thể trẻ có vấn đề trong việc trao đổi chất
- Trẻ tự kỷ, trầm cảm
Nguyên nhân thường gặp nhất chính là việc cha mẹ cho con ăn quá nhiều. Nhiều người nghĩ rằng cho bé ăn càng nhiều thực phẩm dinh dưỡng, bé càng nhanh lớn và thông minh.
Tuy nhiên, việc làm này là hoàn toàn sai lầm. Khi trẻ thừa cân quá mức cho phép sẽ gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng
Bệnh béo phì ở trẻ em có nguy hiểm không ?
Bệnh béo phì ở trẻ em khiến cơ thể của trẻ luôn ì ạch. Thậm chí, phản xạ của trẻ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Những vấn đề trẻ có thể phải đối mặt do béo phì là:
- Dậy thì sớm. Khi cơ thể thừa chất dinh dưỡng. Cơ thể trẻ sẽ sản sinh ra những hormone khiến bé dậy thì sớm trước tuổi
- Trẻ sẽ bị rạn da do béo quá nhanh. Phần xương ở chân tay cũng bị ảnh hưởng. Điều này ảnh hưởng đến ngoại hình rất nhiều
- Một số trường hợp phải đối mặt với tình trạng khó thở khi nằm lâu
- Trẻ có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Thậm chí, các bệnh lý khác như mỡ máu, cao huyết áp
- Trẻ sẽ nảy sinh tâm lý tự ti do ngoại hình khác các bạn đồng trang lứa
Cách phòng tránh và điều trị bệnh béo phì ở trẻ em
Khi quan sát thấy trẻ có dấu hiệu thừa cân bất thường. Hoặc chỉ số sức khỏe quá chênh lệch cha mẹ nên chú ý thật kỹ. Một số trường hợp trẻ them ăn liên tục cũng là dấu hiệu của bệnh. Lúc này cần cải thiện các chế độ sau:
Vận động
Vì trẻ còn rất nhỏ nên việc sử dụng thuốc là cấm tuyệt đối. Cha mẹ nên cho con vận động thường xuyên hơn. Cho con chơi các môn thể thao nhẹ hoặc dạy con đạp xe, nhảy dây. Không nên để trẻ ngồi lì một chỗ chơi game và xem tivi.
Không nên cho trẻ chơi các môn thể thao nặng. Cha mẹ có thể cho trẻ phụ giúp việc nhà.
Ăn uống
Tránh xa các thực phẩm quá nhiều dầu mỡ hoặc đồ ăn nhanh. Các bác sĩ khuyến khích nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh và hải sản. Cách tốt nhất là cho bé ăn theo sự hướng dẫn của bác sĩ dinh dưỡng. Tuyệt đối không cắt hết đạm, chất béo trong bữa ăn của bé. Vì điều này có thể cản trở sự phát triển của trẻ. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh là điều cần thiết để phòng tránh căn bệnh béo phì ở trẻ em.
Ngoài ra, nên cho trẻ em theo nhiều bữa. Điều này giúp kiểm soát cơn thèm ăn. Khi cho trẻ ăn nên cắt đồ ăn thành miếng nhỏ, ăn chậm nhai kỹ. Uống đủ nước mỗi ngày để kích thích tiêu hóa nhanh.
Ngoài những lưu ý trên, cha mẹ cũng nên xây dựng cho trẻ thói quen sinh hoạt hợp lý. Không nên tích trữ quá nhiều đồ ăn vặt trong nhà. Giải thích cho con hiểu tại sao con không nên ăn những đồ ăn nhanh. Hiểu được lý do, trẻ sẽ có ý thức hơn trong việc giảm cân.
Để đưa ra được phương án điều trị và phòng tránh bệnh béo phì ở trẻ em. Nên cho con đến bệnh viện để các bác sĩ đưa ra nhận định về tình trạng của trẻ. Các chuyên gia dinh dưỡng của bệnh viện Phương Đông sẽ đưa ra lời khuyên giúp trẻ điều trị bệnh. Các bác sĩ đều có nhiều năm kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh nhi. Các chuyên gia dinh dưỡng tại đa khoa Phương Đông sẽ giúp trẻ thoát khỏi ám ảnh do béo phì mang lại.


Bài viết khác cùng Box :