Rối loạn kinh nguyệt không phải là triệu chứng hiếm gặp ở phụ nữ. Nhiều chị em bị rổi loạn kinh nguyệt nhưng không biết rõ đó là gì và nhận biết bằng cách nào?

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường ở chị em phụ nữ khi bong lớp niêm mạc tử cung theo chu kỳ làm chảy máu từ buồng tử cung ra ngoài âm đạo. Hiện tượng kinh nguyệt sẽ xuất hiện lần đầu tiên ở các bé gái trong độ tuổi từ 12 – 16 tuổi. Chu kỳ kinh nguyệt thông thường sẽ khoảng 28 ngày, tuy nhiên tùy cơ địa từng người mà cu kỳ này sẽ có sự thay đổi ngắn hơn 25 ngày hoặc dài hơn 30 ngày.

Thời gian kinh nguyệt ở mỗi người cũng khác nhau có thể từ 3 – 5 ngày, nếu quá 7 ngày thì gọi là hiện tượng rong kinh, dưới 2 ngày thì còn gọi là hiện tượng kinh ngắn. Lượng máu kinh ở mỗi chu kỳ cũng dao động từ 50 – 80ml nếu nhiều hơn 100ml thì gọi là hiện tượng nhiều huyết đa kinh, cường kinh.

Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt là sự thay đổi bất thường không chỉ riêng đối với chu kỳ kinh nguyệt mà còn là số ngày kinh, số lượng máu kinh so với những chu kỳ trước đó.

Đối tượng bị rối loạn kinh nguyệt có thể ở nhiều độ tuổi khác nhau và ở mỗi một độ tuổi thì lại có một biểu hiện không giống nhau.

Rối loạn kinh nguyệt có thể do tác động, ảnh hưởng của môi trường sống nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nào đó. Chính vì thế, khi gặp những triệu chứng rối loạn kinh nguyệt chị em cần đi kiểm tra sức khỏe để xác định nguyên nhân và có phương án khắc phục.

Dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt để nhận biết

Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt có thể kể đến như:

Rong kinh:
Số ngày kinh thông thường của chị em là từ 3 – 5 ngày, tuy nhiên nếu chu kỳ này kéo dài khoảng 7 ngày thì có khả năng bạn bị rong kinh. Rong kinh có 2 loại là rong kinh cơ năng (do rối loạn tiết tố ở chị em trong độ tuổi dậy thì hoặc sinh sản) và rong kinh thực thể (do mắc các bệnh phụ khoa ở buồng trứng, tử cung…)

Chậm kinh:
Chu kỳ kinh nguyệt bình thường là khoảng 22 đến 35 ngày, tuy nhiên nếu chị em thấy vài tuần hoặc vài tháng không có chu kỳ kinh mà không phải do mang thai thì cần đi kiểm tra sức khỏe có thể bạn đã mang thai mà không biết hoặc bạn mắc các bệnh lý phụ khoa, bị ảnh hưởng tâm lý…

Vô kinh:
Hiện tượng này chị em sẽ thấy kinh nguyệt đột ngột biến mất và không xuất hiện trong 1 thời gian dài khoảng 6 tháng mặc dù không phải là mang thai hoặc đến tuổi tiền mãn kinh.

Đau bụng kinh
Có thể với nhiều người thì đây là hiện tượng bình thường, tuy nhiên nếu như chị em thấy đau bụng kinh dữ dội kéo dài hay đau âm ỉ nhiều ngày thì cần đi khám bác sĩ.

Màu máu kinh bất thường
Nếu như chị em thấy máu kinh có màu đỏ tươi thì đó có thể là do nội tiết tố thấp, bạn chỉ cần cân bằng nội tiết tố bằng cách bổ sung chất dinh dưỡng và nghỉ ngơi để cân bằng. Còn nếu máu kinh có màu đen thì cảnh báo chị em đang mắc các bệnh liên quan đến đường sinh dục. Máu kinh có màu xám cảnh báo chị em mắc các bệnh về nội tiết, tiểu đường, gan… Máu kinh có màu đỏ cam: cảnh báo chị em đang mắc các bệnh phụ khoa.
Tham khảo: Kinh nguyệt không đều uống thuốc gì?


Bài viết khác cùng Box :