Dầu ăn thực vật nói chung là loại dầu được chiết xuất từ thực vật 100%, từ các loại hạt và quả có chứa nhiều dầu. Dầu ăn thực vật có nhiều loại như dầu chiết xuất từ đậu nành, bơ, đậu phộng, o liu,…

Sau đây hãy cùng Mekong Megumi tìm hiểu những lợi ích cũng như phân biệt các loại dầu ăn thực vật đang phổ biến trên thị trường nhé.


Lợi ích mà dầu ăn thực vật mang lại

Dùng cho người ăn chay, ăn kiêng.

Dầu thực vật giúp món ăn tăng thêm hương vị.

Dầu thực vật không bị tanh hoặc nặng mùi.

Hàm lượng axit erucic trong dầu thực vật thấp giúp kiểm soát cholesterol ở mức ổn định.

Dầu thực vật chứa nhiều vitamin như vitamin A, D, E và K,... tốt cho sức khỏe.

Không chỉ là gia vị trong nấu ăn, dầu thực vật còn có tác dụng dưỡng ẩm cho da, hạn chế tình trạng nứt nẻ da bàn tay, bàn chân.

Đặc điểm các loại dầu ăn phổ biến hiện nay

1. Dầu mè




Dầu mè hay còn gọi là dầu vừng là một loại dầu thực vật được chiết xuất từ hạt mè (tức hạt vừng). Loại dầu này có mùi thơm góp phần làm tăng thêm một hương vị tuyệt vời trong chế biến thực phẩm.

Lợi ích:

+ Có chứa chứa chất béo không bão hòa và chất chống oxi hóa cao, rất tốt cho sức khỏe tim mạch và trí não, ngăn ngừa bệnh ung thư.

+ Không chứa cholesterol, giúp giảm cholesterol rất rốt cho sức khỏe tim mạch, ngăn chặn sự hình thành của các gốc tự do, giảm căng thẳng mệt mỏi.

+ Chứa vitamin K giúp cho hệ thống miễn dịch của trẻ được hoạt động tốt, giúp hấp thụ canxi phát triển hệ xương và đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương.

+ Dầu mè tươi chứa kẽm và vitamin E tự nhiên, tốt cho tóc và làn da.


2. Dầu bơ



Được chiết xuất trực tiếp từ quả bơ bằng phương pháp ép lạnh để có được loại tinh dầu tự nhiên nguyên chất, mang lại hiệu quả cao nhất khi sử dụng.

Lợi ích:

+ Không chỉ chứa đầy đủ các chất béo tốt, dầu từ quả bơ còn giàu vitamin A, D, E giúp làm chậm quá trình lão hóa, giúp xương chắc khỏe...

+ Đặc biệt, dầu quả bơ chứa hàm lượng chất chống oxy hóa rất cao có khả năng chống lại các tế bào ung thư và đục thủy tinh thể.

+ Vitamin A có tác dụng lột bỏ lớp da chết, thúc đẩy việc sản xuất chất collagen.

+ Vitamin D giúp duy trì hàm lượng canxi trong máu giúp xương và răng chắc khỏe.

+ Kali và phốt-pho có tác dụng làm đẹp da, tóc và giúp phát triển cơ thể.


3. Dầu ăn đậu phộng



Dầu ăn đậu phộng hay còn được gọi là dầu lạc, dầu phộng, được chiết xuất từ những hạt đậu phộng, nên có hương vị rất thơm, ngọt ngào tương tự như dầu mè.

Lợi ích:

+ Dầu từ đậu phộng chứa chất béo không bão hòa, làm giảm cholesterol trong máu và giảm đau do viêm khớp.

+ Resveratrol - chất chống oxy hóa trong dầu đậu phộng có tác dụng giảm huyết áp và giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Cách dùng:

+ Dùng dầu đậu phộng để rán cá sẽ giúp món ăn thơm ngậy, giòn hơn và loại bỏ mùi tanh.

+ Dầu đậu phộng còn là nguyên liệu được ưa chuộng khi làm các loại salad hoặc nấu cháo và bột cho trẻ.

+ Lưu ý, với người bị dị ứng đậu phộng không nên sử dụng loại dầu này để chế biến món ăn và bạn cũng nên dùng loại dầu này vừa đủ, không nên dùng quá nhiều.

4. Dầu hạt cải

Dầu canola hay dầu hạt cải được chiết xuất từ cây cải. Là loại dầu được tiêu thụ nhiều thứ ba thế giới, thường được dùng trong các nhà máy chế biến thực phẩm. Giá của dầu hạt cải ở mức trung bình khoảng 50.000đ cho chai 1 lít.

Lợi ích:

+ Giống như hầu hết các loại dầu ăn dạng lỏng, dầu hạt cải có chứa nhiều acid béo omega-3, có đặc tính chống viêm, làm giảm lượng cholesterol trong máu và phù hợp cho bệnh nhân bị tiểu đường.

+ Hơn nữa, dầu hạt cải còn giàu vitamin K và E giúp cải thiện tóc và bảo vệ làn da chậm lão hóa, tốt cho việc dưỡng nhan.

+ Dầu hạt cải còn có thể làm giảm mỡ bụng, nếu ăn dầu hạt cải đều đặn mỗi ngày trong suốt 4 tuần sẽ làm giảm mỡ bụng khoảng 1,6% so với những người không sử dụng.


5. Dầu dừa



Từ xưa thì dầu dừa đã được dùng trong nhiều việc, nó có nhiều cách làm như tự nấu tại nhà hoặc tiến bộ hơn là dầu ép lạnh từ cơm dừa tươi, có nguồn chất béo quan trọng được sử dụng đa dạng trong các ngành như thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm…

Lợi ích:

+ Ăn dầu dừa có thể giúp tăng lượng cholesterol tốt trong máu, giúp bảo vệ tim mạch.

+ Vitamin E loại tocotrienol trong dầu dừa có khả năng chống oxy hóa cực mạnh giúp ngăn ngừa lão hóa và ngăn chặn tế bào ung thư.

+ Dầu dừa còn hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp xương chắc khỏe, cải thiện não bộ…

+ Đặc biệt, loại dầu này có đặc tính ổn định ở nhiệt độ cao. Vì vậy, dầu dừa có thể sử dụng để nấu ăn rất tốt.


6. Dầu o liu



Dầu olive thường được sản xuất bằng cách hái quả tươi của cây o liu, một loại cây truyền thống của vùng Địa Trung Hải. Loại dầu này có quy trình chiết xuất và tạo ra dầu rất tự nhiên, ít bị pha trộn các tạp chất. Dầu o liu được sử dụng nhiều trên thế giới, là nguyên liệu trong nấu ăn, mỹ phẩm, dược phẩm, xà phòng và có thể dùng làm nhiên liệu cho đèn dầu truyền thống.

Lợi ích:

+ Được xem là loại dầu tốt nhất trong tất cả các loại dầu, chứa nhiều chất béo có lợi giúp giảm cholesterol, cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm huyết áp.

+ Chứa polyphenol - chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi những tác động xấu gây ra bởi các gốc tự do, nguyên nhân gây bệnh tật và lão hóa.

+ Có tác dụng ngăn chặn viêm loét dạ dày, viêm đường ruột, từ đó góp phần tăng cường chức năng trao đổi chất trong cơ thể, thúc đẩy hệ xương phát triển.

+ Dầu o liu còn là được sử dụng để làm đẹp và rất tốt cho làn da.


Bài viết khác cùng Box :