Tiểu đường thai kỳ là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ mang bầu. Bệnh thường không có biểu hiện hay triệu chứng gì nên rất khó phát hiện. Tuy nhiên, chỉ số tiểu đường thai kỳ tăng cao lại có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi.
Chỉ số tiểu đường thai kỳ cao ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và thai nhi?
Tiểu đường thai kỳ hay đái tháo đường là tình trạng rối loạn dung nạp glucose, có thể khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai. Bệnh ảnh hưởng đến khả năng sử dụng glucose của các tế bào trong cơ thể. Đây chính là nguyên nhân khiến lượng đường cao trong máu.
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ mang bầu
Đối với mẹ
Do thai nhi quá to làm tăng nguy cơ chấn thương vùng lưng, gãy xương và trật khớp.
Tỷ lệ mắc tiền sản giật cao gấp 4 lần người bình thường.
Khả năng phải sinh non và sinh mổ tăng cao, do phần thân dưới của bé quá to.
Dễ sảy thai hoặc thai chết lưu.
Các biến chứng sản khoa như rối loạn tăng huyết áp khi có thai. Tiền sản giật, đẻ khó, sang chấn trong đẻ, chảy máu sau đẻ, tăng tỷ lệ mổ lấy thai do thai to, tăng tỷ lệ nhiễm khuẩn.
Đối với thai nhi
Trẻ vừa sinh dễ bị thừa cân, béo phì, mắc các bệnh về hô hấp, đường huyết hơn trẻ bình thường.
Bé bị tụt canxi ngay sau khi chào đời.
Nguy cơ dị tật thai nhi cao.
Những hậu quả kể trên là vô cùng nguy hiểm cho cả mẹ và em bé. Chính vì vậy, bạn hãy học cách phòng ngừa tiểu đường thai kỳ ngay từ bây giờ để tránh những điều đáng tiếc xảy ra.
Chỉ số tiểu đường thai kỳ nguy hiểm là bao nhiêu?
Trong lần khám thai đầu tiên
[/B]Mẹ bầu có nhiều yếu tố nguy cơ sẽ được chỉ định thử đường huyết đói, HbA1C hoặc đường huyết bất kỳ.
Nếu một trong các giá trị đường huyết lúc đói > 7,0mmol/L, HbA1c > 6,5%, đường huyết ngẫu nhiên > 11,1mmol/L sẽ được chẩn đoán là đái tháo đường lâm sàng.
Nếu đường huyết lúc đói từ 5,1 đến 7,0mmol/L thì mẹ bầu được chẩn đoán bị đái tháo đường thai kỳ.
Nếu đường huyết lúc đói < 5,1mmol/L, đợi đến tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ, sẽ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống để chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ.
Chỉ số tiểu đường thai kỳ tăng cao lại có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi
Vào tuần 24-28 của thai kỳ
Nếu mẹ bầu có đường huyết lúc đói < 5,1mmol/L sẽ phải thực hiện tiếp nghiệm pháp dung nạp glucose.
Cách thực hiện: Đầu tiên, các mẹ bầu được đo nồng độ glucose máu khi đói. Tiếp theo, sẽ sử dụng một lượng glucose khoảng 75 g trong vòng 5 phút. Bác sĩ lấy mẫu máu để đo nồng độ glucose huyết sau 1 và 2 tiếng kể từ khi uống glucose.
Nếu glucose máu lúc đói > 7,0mmol/L thì thai phụ bị đái tháo đường lâm sàng.
Thai phụ được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ nếu đáp ứng một hoặc nhiều hơn 3 chỉ số dưới đây:
Lúc đói ≥ 5,1 mmol/L
Ở thời điểm 1 giờ ≥ 10,0 mmol/L
Ở thời điểm 2 giờ ≥ 8,5 mmol/L
Nếu cả 3 thông số đều nhỏ hơn các giá trị nêu trên, thai phụ hoàn toàn bình thường.
Những thói quen giúp mẹ bầu hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ
Ăn uống khoa học, lành mạnh
Các mẹ nên chọn những loại thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo và calo. Bên cạnh đó, cần tập trung ăn các loại hoa quả, rau xanh và ngũ cốc.
Nếu mẹ bầu gặp phải bất cứ vấn đề gì, mẹ có thể đến thăm khám trực tiếp tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông (số 9 Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm) hoặc liên hệ theo hotline 1900 1806 để được tư vấn.


Bài viết khác cùng Box :