Sâu răng hàm ở trẻ em không hiếm để bắt gặp. Đây là một trong 2 bệnh phổ biến nhất trong các bệnh răng miệng. Trẻ cần phải được hướng dẫn để chăm sóc, phòng ngừa từ sớm.

Vai trò của răng hàm

Răng hàm là các răng mọc ở trong cùng của hàm. Có nhiệm vụ chủ yếu là nghiền nhỏ thức ăn trong quá trình nhai. Vì nằm ở vị trí trong cùng của hàm nên có đôi chút khó khăn trong quá trình vệ sinh của trẻ. Khiến cho thức ăn đọng lại, các mảng bám bám vào răng, gây ra môi trường thuận lợi để vi khuẩn hình thành và phát triển. Đó là lí do vì sao trẻ rất dễ mắc sâu răng hàm.

Bên cạnh đó, nó còn giúp bảo vệ xương hàm và bảo vệ bộ nhai. Trong khi chúng là những chiếc răng vĩnh viễn, không thể mọc thay thế. Do đó, cha mẹ nên tìm hiểu những biện pháp để chăm sóc và phòng ngừa kịp thời cho trẻ.

Nguyên nhân gây bệnh

Hai nguyên nhân chủ yếu gây ra sâu răng hàm là đồ ăn và cách trẻ vệ sinh cá nhân.

Đồ ngọt, thực phẩm có đường luôn là thực phẩm có đầu sức hấp dẫn đối với trẻ em. Khiến cho bé có xu hướng ăn nhiều và khó có thể kiểm soát. Mà không hề nhận ra rằng đây là kẻ thù, là nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này.

Vấn đề chăm sóc răng miệng cũng gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển vi khuẩn. Các bé thường rất lười vệ sinh răng miệng nếu không có sự đốc thúc của cha mẹ. Làm cho lượng thức ăn thừa, mảng bám tích tụ càng nhiều, làm tăng tỉ lệ mắc sâu răng hàm.

Hậu quả khi mắc sâu răng hàm

Những tác hại ban đầu mắc bệnh không quá ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt thường ngày của trẻ. Nhưng nếu để lâu dài thì sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng.

  • Trẻ gặp khó khăn trong quá trình nghiền nhỏ thức ăn.
  • Làm hỏng răng, gây ra đau nhức.
  • Mất tính thẩm mỹ, gây ra khó khăn trong quá trình giao tiếp.
  • Nguy cơ dẫn đến viêm tủy, viêm nha chu…
  • Cách phòng tránh sâu răng hàm cho trẻ


Để răng miệng được phát triển toàn diện, cha mẹ cần phải chăm sóc cho bé cả bên trong lẫn bên ngoài.

  • Thứ nhất, giảm tiêu thụ và số lần dùng các loại thực phẩm có đường. Hạn chế đồ ngọt của trẻ, chỉ cho phép con ăn một lượng nhất định.
  • Thứ hai, kiểm soát mảng bám, thức ăn thừa. Trẻ cần rèn thói quen đánh răng và súc miệng bằng nước muối trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy vào buổi sáng. Trong trường hợp răng trẻ có dấu hiệu ố vàng thì đây là biểu hiện của bệnh lý đang hình thành. Khi đó, hãy cho trẻ sử dụng kem đánh răng có chứa flour để phòng ngừa và làm chậm quá trình phát triển.


Ngay sau khi trẻ bắt đầu mọc răng. Cha mẹ đã có thể tập cho bé đánh răng đúng cách. Nên sử dụng bàn chải siêu mềm và đầu nhỏ chuyên dùng cho trẻ. Vì các loại bàn chải không đúng loại vừa khiến trẻ đau, vừa có thể gây tổn thương bề mặt răng.

Dưới đây là cách đánh răng chuẩn, đúng cách mà trẻ nên thực hiện:

Chải mặt ngoài của răng. Chải tất cả hàm trên và hàm dưới bằng cách đặt lông bàn chải sát với viền răng và nướu, chải hàm trên hất xuống, hàm dưới hất lên hoặc xoay tròn bàn chải.
Chải mặt trong của răng. Chải tất cả hàm trên và hàm dưới bằng động tác chảy lên xuống hoặc xoay tròn.
Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch, lấy hết những mảng bám hay thức ăn còn sót lại – nguyên nhân chính gây sâu răng ở trẻ.
Ngoài những biện pháp phòng tránh trên, cha mẹ hãy đưa trẻ đi khám nha sĩ định kỳ 3 – 6 tháng / lần để giúp trẻ có một hàm răng thật khỏe mạnh. Nếu còn những điều thắc mắc, cha mẹ hãy gọi vào hotline 1900.1806 được đội ngũ chuyên viên Bệnh Viện Đa Khoa Phương Đông vấn thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.

Nguồn: Kiến Thức Nhi Khoa

Bài viết khác cùng Box :