Cong vẹo cột sống (chủ yếu ở lưng và thắt lưng) là bệnh lý xảy ra phổ biến ở trẻ em, người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh nhưng tỷ lệ không cao. Bệnh cần được điều trị sớm để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý cũng như sự phát toàn diện của trẻ nhỏ.



TỔNG QUÁT VỀ BỆNH VẸO CỘT SỐNG

Cột sống bình thường nhìn từ phía sau ra phía trước hoặc phía trước ra phía sau là một đường thẳng còn nhìn nghiêng có 3 đường cong tự nhiên tạo thành hình chữ S ở cổ, lưng trên và lưng dưới (thắt lưng). Nếu cột sống bị cong hoặc vẹo bất thường ở bất kì đoạn nào thì đó là biểu hiện của tình trạng vẹo cột sống.

Vẹo cột sống có thể nhận biết thông qua một số biểu hiện như: một bên vai bị nghiêng, bả vai nhô ra ngoài, khoảng cách từ mỏm xương ở 2 bả vai đến cột sống không bằng nhau, lưng có dấu hiệu bị gù ra trước hoặc ưỡn ngược ra sau, xương sườn nhô lên, eo nghiêng, dáng đi khập khểnh, không thể ngồi thẳng lưng,…

Vẹo cột sống là biểu hiện của nhiều vấn đề về xương khớp, đa phần không rõ nguyên nhân gây bệnh. Bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt, tránh để quá lâu có thể phát sinh nhiều biến chứng nghiêm trọng:

Gây đau nhức kéo dài, đặc biệt là đau âm ỉ vùng lưng và thắt lưng.
Dễ gặp phải các bệnh lý về đường hô hấp, biến dạng khung xương chậu, khớp háng,…

Việc đi lại và vận động gặp nhiều khó khăn, gây mất thẩm mỹ.
Đối với trẻ em có thể khiến quá trình phát triển xương khớp gặp bất thường, trẻ phát triển không toàn diện.
Đối với phụ nữ có thể gây trở ngại và ảnh hưởng đến việc mang thai, sinh sản và tạng phủ.

NGUYÊN NHÂN GÂY VẸO CỘT SỐNG

Cong vẹo cột sống có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất do xương khớp vẫn đang phát triển. Nguyên nhân cong vẹo cột sống thường do:

Do yếu tố bẩm sinh: Đây là trường hợp hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra, khi sinh ra đứa trẻ có phần cột sống bất thường, cong sang trái hoặc phải, nếu không sớm khắc phục thì tình trạng sẽ ngày càng nặng hơn.Hoặc do sai lệch xương chậu rồi lâu ngày dẫn đến tình trang cong vẹo cột sống.

Hoạt động sai tư thế: Tư thế ngồi học của trẻ không đúng, mang cặp sách, balo quá nặng, người lao động làm việc hay cúi người, xoay người trong thời gian dài, nhân viên văn phòng ngồi sai tư thế,…

Chấn thương, tai nạn: Đây là một trong những nguyên nhân có thể làm cột sống bị cong vẹo, chủ yếu là các chấn thương khi chơi thể thao, té ngã, va đập mạnh hoặc do tai nạn,…

Do bệnh lý xương khớp: Một số bệnh lý xương khớp cũng có thể gây vẹo cột sống như thoái hóa cột sống, loãng xương do tuổi già, thoát vị đĩa đệm, trật khớp, viêm khớp dạng thấp, gãy xẹp lún cột sống,…

Phụ nữ mang thai: Khi mang thai, cột sống lưng và vùng bụng thường chịu một áp lực lớn, họ có xu hướng ưỡn cong người về phía trước khiến cột sống cũng bị kéo về trước, do đó dễ gây cong vẹo cột sống.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như ảnh hưởng của bệnh còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ em, trẻ vị thành niên lao động nặng nhọc quá sớm,… cũng có thể gây vẹo cột sống.



CHỮA VẸO CỘT SỐNG BẰNG CÁCH NÀO TỐT NHẤT?

Trị liệu bảo tồn bằng cách theo phương pháp nắn chỉnh cột sống bằng tay kết hợp vật lý trị liệu là giải pháp được đánh giá cao khi muốn chỉnh sửa các sai lệch về cột sống, đặc biệt là vẹo cột sống.

Điều trị từ căn nguyên bệnh lý, thực hiện các thao tác nắn chỉnh cột sống hoàn toàn tự nhiên, do đó giúp giảm đau hiệu quả, điều chỉnh các đốt sống bị cong vẹo hoặc trật khớp về đúng vị trí ban đầu.

Vật lý trị liệu là giải pháp tối ưu nhất nên áp dụng điều trị.
Rút ngắn thời gian điều trị: Có hơn 80% trường hợp thực hiện điều trị phục hồi rõ rệt chỉ sau một thời gian điều trị tích cực. Hơn hết, dù thời gian chữa trị ngắn nhưng kết quả đạt tỷ lệ thành công cao, sự vững chắc của hệ xương khớp, gân cơ dây chằng cũng được củng cố hơn.

Duy trì hiệu quả lâu dài: Sau khi tác động cột sống để nắn chỉnh trở lại tương đối bình thường, nếu chăm sóc sức khỏe tốt và sống lành mạnh, kết quả sẽ được duy trì dài lâu và ổn định, hạn chế tái phát. Cần nhất vẫn là ý thức của bệnh nhân chú ý đến tư thế sinh hoạt hàng ngày.


Bài viết khác cùng Box :