Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng tổn thương tại chỗ niêm mạc dạ dày tá tràng mà cơ chế chủ yếu là tăng toan, tức tăng tiết dịch acid dạ dày làm cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương và đồng thời cũng chính acid này làm cho vết thương khó lành và ngày càng loét sâu. Người bị viêm loét dạ dày nên ăn các loại thức ăn nào? Nên kiêng các loại thức ăn nào? Ăn uống ra sao để tránh bệnh tái phát?

1. Tại sao người bị viêm loét dạ dày phải ăn đúng cách?
Một chế độ ăn uống hợp lý cho người bị viêm loét dạ dày hành tá tràng có thể làm giảm tiết acid và giảm tác dụng của acid dạ dày đã tiết ra lên niêm mạc dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày, nương nhẹ chức năng dạ dày ruột, phòng thiếu dinh dưỡng. Qua đó, giúp cho viêm loét dạ dày tá tràng tiến triển chậm và chóng hồi phục hơn.


2. Các loại thức ăn nên dùng với người viêm loét dạ dày tá tràng

Sữa, trứng có tác dụng đệm trung hoà acid trong dạ dày: Sữa bò, sữa hộp. bơ, pho mát.
Thực phẩm giàu đạm (thịt, cá nạc nên chế biến luộc, hấp, om thì dễ hấp thu).
Rau củ dùng rau non luộc hoặc nấu dạng súp, các loại rau củ phải ăn chín.
Thực phẩm ít mùi vị như tinh bột (cơm nát, cơm nếp nát, bánh mỳ, các loại khoai củ, cháo).
Dầu ăn sống có tác < dụng làm giảm bài tiết dịch vị (với số lượng ít).

3. Những thức ăn không nên dùng với người viêm loét dạ dày tá tràng
Những thức ăn nhiều mùi vị, chất thơm như thịt quay, rán, nướng, thịt ướp muối, cá ướp muối và những thức ăn xào rán nhiều dầu mỡ.
Các loại thịt nguội chế biến sẵn: Dăm bỏng, lạp xưởng, xúc xích và các loại nước sốt, nước thịt cá đậm đặc.
Sữa chua.
Những thức ăn cứng, dai gây cọ sát niêm mạc dạ dày như: Thịt nhiều gân, sụn, rau có nhiều xơ già. qủa sống...
Gia vị , dấm tỏi, tiêu ớt, dưa cà, hành muối.
Qủa chua, đu đủ chín, chuối tiêu, táo.
Chè, cà phê đặc, bỏ hẳn rượu, thuốc lá.

4. Ăn uống đúng cách khi viêm loét dạ dày - tá tràng
Thức ăn nên thái nhỏ, nấu chín kỹ, mềm, chế biến luộc, hấp hay om giúp cho người đau dạ dày dễ tiêu hóa và dễ hấp thu hơn các món xào, rán.
Ăn chậm và nhai kỹ, tránh vừa ăn vừa đọc sách, báo, xem phim, ... để giúp gia tăng bài tiết của nước bọt, tiêu hoá dễ dàng hơn.
Nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày giúp dạ dày thường xuyên có thức ăn để trung hòa được acid.

Không để bụng quá đói làm dạ dày rỗng, co bóp mạnh hơn gây đau, thậm chí chảy máu; hoặc ăn quá no khiến dạ dày dạ dày căng to, co bóp yếu ảnh hưởng đến quá trình nhào trộn thức ăn, tăng cọ xát làm gia tăng cơn đau.

Tránh ăn quá đặc làm dịch vị khó thấm vào giữa khối thức ăn, hoặc ăn quá lỏng và nhiều nước quá làm pha loãng dịch vị, giảm khả năng tiêu hóa.
Tránh ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh đều làm dạ dày co bóp mạnh hơn gây đau. Thức ăn ấm khoảng 40-50 độ C tốt cho tiêu hóa -hấp thu.

Kết luận: Bài viết nhằm giúp bạn đọc hiểu được tầm quan trọng của chế độ ăn uống hợp lý trong hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày- tá tràng, ngăn ngừa cơn đau và cải thiện tình trạng tiêu hoá, dinh dưỡng cho người bệnh. Bạn hãy cố gắng làm theo để có sức khỏe tốt cho bạn và người thân.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm cách chữa viêm loét dạ dày bằng Đông Y tại đây


Bài viết khác cùng Box :