Răng sứ được phân chia thành nhiều loại dựa vào chất liệu cấu tạo nên chúng, bao gồm răng sứ kim loại, răng toàn sứ, răng sứ thủy tinh và răng sứ tinh thể. Mỗi loại đều có những ưu – nhược điểm và giá thành khác nhau. Do đó, trước khi quyết định phục hình răng sứ, bạn nên tìm hiểu thông tin về răng sứ và nguyên liệu làm răng sứ để có sự lựa chọn chính xác phù hợp với bạn nhất.

1. Răng sứ là gì?

Răng sứ được xem là vành đai bảo vệ răng thật khỏi những tác động bên ngoài, giúp khôi phục những răng bị hư hỏng cả về hình dáng lẫn chức năng ăn nhai.Bên cạnh đó, đối với những trường hợp răng thưa, răng sứt mẻ gây mất thẩm mỹ cho nụ cười thì răng sứ là dụng cụ hỗ trợ hữu ích giúp hoàn thiện lại nụ cười cho bạn, đem đến sự tự tin.Ngoài ra, răng sứ được chế tác từ những nguyên liệu an toàn, không gây ra bất kỳ phản ứng nào cho răng và cơ thể của bạn.


2. Các nguyên vật liệu làm răng sứ


Để đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao hiện nay, ngành công nghệ thẩm mỹ răng sứ đã phát triển với nhiều chất liệu khác nhau, phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng của từng đối tượng khách hàng. Nhìn chung, chất liệu răng sứ sẽ được chia thành 3 loại tương thích với các phương pháp điều trị để đem lại kết quả phục hình tốt nhất cho bệnh nhân.

2.1. Bọc răng sứ

Với những răng gặp phải tình trạng mẻ, vỡ lớn, vết thương sâu hoặc đã mất tủy muốn khôi phục lại hình dáng lẫn chức năng ăn nhai thì bác sĩ thường tiến hành phương pháp bọc răng sứ. Do vậy, đối với kỹ thuật này răng sứ thường là những loại răng có độ cứng tương đối bền chắc, mão răng dày dặn để bao phủ, bảo vệ cẩn thận thân răng bên trong, tránh những tác động bên ngoài. Hai dòng răng sứ đang được nhiều người ưa chuộng hiện nay là Răng sứ kim loại và Răng sứ Titan. Đây là những loại răng sứ có độ bền cứng chắc, khả năng chịu lực tốt và đặc biệt chúng có giá thành tương đối thấp, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều khách hàng, đặc biệt là những khách hàng lớn tuổi, không quá yêu cầu về tính thẩm mỹ.

A. Răng sứ kim loại thường

Là tên gọi của loại răng sứ có cấu tạo lớp sườn bên trong được làm từ hợp chất kim loại Niken – Crom hoặc Crom - Coban, … còn bên ngoài thì phủ một lớp sứ thẩm mỹ Ceramco3 mỏng.Tuy được làm bằng kim loại nhưng răng sứ kim loại vẫn có nhiều ưu điểm nổi trội như:
  • Đảm bảo chức năng ăn nhai như bình thường.
  • Tuổi thọ trung bình khoảng 10 năm hoặc hơn nếu biết cách chăm sóc.
  • Mức chi phí tối ưu, được đánh giá là loại răng có giá thành thấp, phù hợp với thu nhập của nhiều người, giá dao động từ 1 – 2 triệu/răng.

Từ những ưu điểm trên, bạn có thể thấy răng sứ kim loại thường khá thích hợp với những có thu nhập thấp, người cao tuổi, hoặc người không cần quá ưu tiên về vấn đề thẩm mỹ mà chỉ cần đảm bảo chức năng ăn nhai tốt.Bên cạnh những ưu điểm trên, răng sứ kim loại thường cũng tồn tại một số nhược điểm như:
  • Sau một thời gian sử dụng, lớp hợp kim dễ bị oxy hóa với axit trong nước bọt và thức ăn, làm cho viền răng chuyển dần sang màu đen, gây mất thẩm mỹ.
  • Màu sắc của răng sứ kim loại khá giống răng thật nhưng màu không được tự nhiên như những loại răng sứ cao cấp khác.
  • Do làm bằng sườn kim loại nên sẽ có nguy cơ kích ứng cơ thể. Nếu bạn bị dị ứng với kim loại thì không nên làm.
  • Ngoài ra, mão răng sứ kim loại dày hơn nên khi bọc phải mài nhiều răng hơn để vừa với mão.


B. Răng sứ Titan


Về cơ bản, răng sứ Titan có cấu tạo giống với răng sứ kim loại thường với phần khung sườn làm bằng hợp kim Niken-Crom-Titan, bên ngoài phủ một lớp sứ Ceramco3. Trong đó, phần hợp kim Titan chứa 4 - 6% so với răng.

Ưu điểm của răng sứ Titan


  • Độ bền chắc cao giúp bệnh nhân ăn nhai tốt như răng thật.
  • Tính tương thích sinh học cao, không gây kích ứng với cơ thể và môi trường khoang miệng.
  • Răng sứ Titan có mức chi phí hợp lý, khoảng 2 – 3 triệu/răng phù hợp với kinh tế nhiều khách hàng.
  • Tuổi thọ trên khoảng 10 năm và có thể duy trì lâu hơn tùy vào cách chăm sóc và giữ gìn.


Nhược điểm của răng sứ Titan



  • Răng sứ Titan có thân răng hơi đục, không trong tự nhiên như răng toàn sứ.
  • Tương tự như răng sứ kim loại thường, răng sứ Titan cũng dễ bị oxy hóa, gây ra tình trạng thâm đen viền nướu gây mất thẩm mỹ.
  • Ngoài ra, so với răng toàn sứ thì răng sứ Titan có tuổi thọ thấp hơn.

>>> Tìm hiểu thêm các loại răng sứ khác tại đây: https://myauris.vn/lam-rang-su/cac-l...-pho-bien.html

Bài viết khác cùng Box :