Theo thống kê cho thấy. trẻ nhỏ trong giai đoạn 5 năm đầu đời đều gặp phải ít nhất một lần các vấn đề về rối loạn tiêu hóa. Các tình trạng như nôn trớ, tiêu chảy, phân sống, táo bón,… gây khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ. Dưới đây là những cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh nhanh chóng, đơn giản, mẹ có thể áp dụng ngay

1. Lí do trẻ dễ gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa

1.1. Loạn khuẩn đường ruột
Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Khi ở trạng thái cân bằng, lợi khuẩn chiếm tới 85% và là hàng rào bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ. Vì một lý do nào đó trạng thái cân bằng này mất đi, các vi khuẩn có hại tăng tạo nhiều độc tố nguy hại gây viêm, tổn thương các tế bào niêm mạc ruột.

Loạn khuẩn ruột có thể xảy ra khi bé tiếp xúc với đồ chơi, vật dụng bẩn khiến hại khuẩn xâm nhập và phát triển. Nhưng phần lớn loạn khuẩn đường ruột xảy ra do trẻ sử dụng kháng sinh.

Nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa

1.2. Sức đề kháng của trẻ còn yếu
Trong giai đoạn đầu đời, cơ thể trẻ đang trong giai đoạn hoàn thiện. Trẻ dễ bị vi khuẩn, vi rút, nấm,… xâm nhập và gây bệnh. Ngoài rối loạn tiêu hóa, các mầm bệnh đó còn gây ra cho trẻ các bệnh lý nguy hiểm khác.

1.3. Dinh dưỡng không hợp lí
Chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh, tạo điều kiện cho mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể trẻ.
Ngoài ra, một số mẹ có xu hướng dùng sữa ngoài hoặc cho trẻ ăn dặm quá sớm dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Trẻ sơ sinh nên bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, chỉ nên cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng về sau.

2. 5 cách trị rối loạn tiêu hóa mẹ cần biết
2.1. Chế độ dinh dưỡng đảm bảo vệ sinh

  • Cung cấp chế độ ăn đảm bảo vệ sinh tuyệt đối, tránh sự xâm nhập của những yếu tố gây bệnh. Bố mẹ nên cho trẻ ăn những thực phẩm sạch, dễ tiêu hóa và đã được nấu chín
  • Chia nhỏ các bữa ăn: ăn quá nhiều vào một bữa khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị quá tải, có thể dẫn tới đi ngoài phân sống, hay táo bón


2.2. Giữ vệ sinh sạch sẽ
  • Các mẹ nên chú ý giữ vệ sinh môi trường xung quanh và cả đồ ăn cho trẻ.
  • Các dụng cụ đồ chơi của bé phải được vệ sinh sạch sẽ 2 lần/ tuần.
  • Không cho trẻ mút, ngậm tay hay đưa các dụng cụ không sạch vào miệng.
  • Mẹ có thể dùng nước nóng để tráng rửa dụng cụ lấy ăn của trẻ.


2.3. Cho trẻ tăng cường vận động
Vận động giúp trẻ điều hòa nhu động ruột, cải thiện tình trạng táo bón hay tiêu chảy.
Bố mẹ nên khuyến khích con vận động, chơi các trò chơi ngoài trời như đá cầu, đạp xe, đi bộ. Đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên thường xuyên massage bụng, giúp bé tập các bài tập nhẹ nhàng như:
  • Dùng 2 ngón tay, xoay theo chiều kim đồng hồ xung quanh rốn của trẻ. Thực hiện động tác này khoảng 5 phút, mỗi ngày 2 – 3 lần.
  • Đạp xe: Cầm 2 cổ chân của trẻ, di chuyển nhẹ nhàng như động tác đạp xe. Mẹ nên thực hành thường xuyên để giúp nhu động ruột của trẻ được điều hòa, hạn chế rối loạn tiêu hóa.


2.4. Trà gừng giảm nhanh rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Trong trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa do dùng quá nhiều thức ăn, thực phẩm lạnh thì trà gừng rất hữu ích để tránh tình trạng phân sống. Ngoài ra trà gừng còn làm giảm tình trạng trướng bụng, kích thích sản xuất dịch mật để tiêu hóa thức ăn.
Mẹ cho khoảng 2 – 3 lát gừng tươi vào khoảng 200 ml nước, cho thêm mật ong hoặc đường để cho trẻ dễ uống. Lưu ý không dùng biện pháp này cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.

2.5. Bổ sung lợi khuẩn
Sử dụng lợi khuẩn giúp nhanh chóng thiết lập lại hệ vi sinh đường ruột, giảm nhanh tình trạng rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn. Nhưng không phải sản phẩm lợi khuẩn nào cũng cho hiệu quả cao như mọng đợi. Theo các chuyên gia đầu ngành về tiêu hóa nhi khoa, lợi khuẩn chứa Bifidobacterium là lựa chọn tốt nhất cho trẻ vì mang lại hiệu quả vượt trội.

5 cách trị rối loạn tiêu hóa hiệu quả tại nhà

3. Lợi khuẩn nào phù hợp với trẻ bị rối loạn tiêu hóa
3.1. Các tiêu chí để lựa chọn một lợi khuẩn tốt
  • An toàn tuyệt đối cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Không gây hại, ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý của trẻ. Chỉ lựa chọn những sản phẩm đã được chứng nhận an toàn tuyệt đối cho trẻ sơ sinh bởi các tổ chức Y tế uy tín
  • Hiệu quả nhanh chóng, vượt trội: Nếu tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài rất dễ dẫn đến trẻ nhẹ cân, thiếu dinh dưỡng, chậm lớn,… Cần lựa chọn những dòng lợi khuẩn sống để giải quyết nhanh chóng tình trạng rối loạn tiêu hóa của trẻ.
  • Dạng bào chế phù hợp: Nhiều dạng bào chế như viên nén, hạt cốm, … sẽ không phù hợp với trẻ sơ sinh.
  • Có khả năng bám dính tốt vào niêm mạc ruột: Chỉ khi bám dính vào niêm mạc ruột lợi khuẩn mới gắn đích và có tác dụng. Nhờ khả năng này mà chúng tạo ra hàng rào ngăn chặn sự xâm nhập của hại khuẩn.
  • Bền vững với môi trường dịch vị dạ dày, acid mật, muối mật,…: lợi khuẩn phải bền trước sự phá hủy của các tác nhân trong môi trường ruột. Chúng phải sống sót mới tạo nên những tác động tích cực tới hệ tiêu hóa.


Lợi khuẩn Bifidobacterium hỗ trợ nhanh chóng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

3.2. Nên lựa chọn dạng lợi khuẩn sống thay vì bào tử lợi khuẩn
Riêng lợi khuẩn bào tử cần trải qua quá trình nảy mầm để trở thành lợi khuẩn sống. Khi sử dụng lợi khuẩn bào tử có nhiều trường hợp không phát huy được tác dụng tối ưu do:
  • Tỷ lệ nảy mầm rất thấp: Theo nghiên cứu, chỉ dưới 20- 30% lợi khuẩn bào tử được nảy mầm. Khi lợi khuẩn bào tử không được nảy mầm khiến tác dụng giảm.
  • Thời gian nảy mầm kéo dài: Ngoài ra nếu lợi khuẩn bào tử có thời gian nảy mầm kéo dài thì nhiều khả năng chưa được nảy mầm nhưng đã bị loại bỏ ra khỏi đường tiêu hóa.
  • Khả năng bám dính của lợi khuẩn bào tử rất kém so với lợi khuẩn sống. Chính vì vậy hiệu quả cạnh tranh vị trí bám dính với hại khuẩn đường ruột sẽ không cao.


Lợi khuẩn sống là sự tiến bộ trong suốt chặng đường nghiên cứu – phát triển lợi khuẩn. Chúng đã chứng minh được hiệu quả vượt trội hơn so với lợi khuẩn bào tử.

Bài viết khác cùng Box :