Để lấy lại vẻ tự tin cho khuôn mặt, nhiều chị em quyết định đi nặn mụn tại spa. Tuy nhiên, nặn mụn là quá trình đau đớn và gây nên nhiều thương tổn cho da mặt. Nếu không chăm sóc da sau nặn mụn đúng cách, vi khuẩn rất dễ tấn công vào làn da đang “nhạy cảm”, khiến mụn nổi lên ồ ạt hơn.

1. Làm sạch và sát khuẩn da đúng cách - nguyên tắc vàng trong chăm sóc làn da bị mụn

Sau khi nặn mụn, da mặt trở nên mỏng manh và rất dễ bị kích ứng. Đặc biệt, vị trí của những nốt mụn trở thành “cửa ngõ” cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây viêm. Vì vậy, sát khuẩn da trở thành bước quan trọng, quyết định hiệu quả của việc nặn mụn.
Nhiều spa hiện nay thường sử dụng cồn và kháng sinh bôi ngoài da để sát khuẩn nốt mụn. Theo các chuyên gia da liễu, đây không phải là giải pháp thích hợp để sát khuẩn cho da. Cồn tuy có tác dụng nhanh, nhưng lại gây xót, kích ứng khi sử dụng. Không chỉ vậy, nó còn làm phá hủy mô hạt, ảnh hưởng tới quá trình liền sẹo của tổn thương

Sản phẩm sát khuẩn phù hợp cho da mụn phải đảm bảo các tiêu chí:
Khả năng sát khuẩn mạnh, tiêu diệt 100% vi khuẩn, đảm bảo nốt mụn không bị viêm nhiễm.
Hiệu quả nhanh, đáp ứng nhu cầu sát khuẩn ngay sau khi nặn mụn
Không gây khô, xót, kích ứng da.
Không chứa kháng sinh, không gây đề kháng.
An toàn tuyệt đối cho người sử dụng.



Lựa chọn đúng dung dịch sát khuẩn là nguyên tắc vàng để chăm sóc làn da bị mụn

2. Những sai lầm trong quá trình chăm sóc làn da sau khi nặn mụn
2.1. Sờ nắn lên các nốt mụn

Bàn tay là nơi chứa rất nhiều mầm bệnh vi khuẩn. Nếu thường xuyên sờ nắn lên các mụn, vi khuẩn rất dễ dàng xâm nhập và gây bội nhiễm. Vì vậy, sau khi nặn mụn, cần hạn chế tối đa việc chạm tay lên mặt. Trước khi thực hiện chăm sóc da, bạn cũng phải đảm bảo bàn tay đã được rửa sạch sẽ.

2.2. Trang điểm
Sau khi nặn mụn, làn da thường bị “bung bét” bởi những tổn thương. Để che đi chúng, nhiều người lựa chọn cách trang điểm bằng những lớp kem nền, phấn phủ rất dày. Tuy nhiên, chính những loại mỹ phẩm này lại là thủ phạm gây bít tắc nốt mụn. Do không đảm bảo hoàn toàn vô khuẩn, nốt mụn rất dễ viêm nhiễm, chậm lành, thậm chí để lại sẹo.

2.3. Chế độ ăn uống không phù hợp
Theo kinh nghiệm dân gian, một số thực phẩm cần kiêng cho người đang có tổn thương da:

  • Không nên ăn thịt gà và đồ nếp vì những thực phẩm này có thể gây mưng mủ.
  • Không ăn rau muống khi đang có vết thương hở vì có thể gây sẹo lồi.
  • Thịt bò nên hạn chế vì có thể để lại các vết sẹo thâm.
  • Hải sản nhiều dinh dưỡng nhưng cũng cần thận trong khi ăn. Lý do vì đây là thực phẩm tanh và có thể gây dị ứng với người có vết thương hở.



Kiêng đồ nếp, thịt gà khi có tổn thương da

Bài viết khác cùng Box :